Khái quát đặc điểm, tình hình huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI HÀNH CHÍNH NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 38)

2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình các cơ quan và nguồn nhân lựctrong khối hành chính nhà nước cấp huyện tại Hồi Nhơn, tỉnh Bình trong khối hành chính nhà nước cấp huyện tại Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình huyện Hồi Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh Định

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hoài Nhơn là huyện duyên hải miền Trung, nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, giới hạn từ 14021’20” đến 14031’30” vĩ độ Bắc và từ 108056’đến 109006’50” kinh độ Đơng; phía Bắc giáp huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Phù Mỹ, phía Tây giáp huyện Hồi Ân và huyện An Lão; phía Đơng giáp Biển Đơng.

Huyện Hồi Nhơn có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 15 xã. Năm 2019, diện tích tồn huyện hiện có 420,84 km², dân số 211.340 người, trong đó: nữ 108.593 người, mật độ dân số 502 người/km², 14,1% dân số sống ở thành thị và 85,9% dân số sống ở nông thơn.

Huyện Hồi Nhơn có vị trí rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các huyện: Phù Mỹ, Hoài Ân và An Lão trên địa bàn tỉnh và tỉnh Quảng Ngãi. Huyện có hệ thống giao thơng khá thuận lợi như: Quốc lộ 1A; tuyến đường sắt Bắc - Nam; có 01 bến xe khách và bờ biển dài 24 km, là nơi trao đổi thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, với cảng cá Tam Quan và tuyến ĐT 639 (đường ven biển Nhơn Hội Tam Quan) tạo

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Trong chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Hoài Nhơn xác định phát triển KT - XH của huyện phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận; dựa trên cơ sở phát huy cao độ nội lực và khai thác tối đa các nguồn lực huy động ngoài huyện, bằng cách tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác với các địa phương trong khu vực, trong nước và nước ngồi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế biển và đô thị Bồng Sơn. Theo quy hoạch chung đơ thị Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì tồn bộ huyện Hồi Nhơn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Hoài Nhơn vào năm 2025 và thành thành phố Hoài Nhơn vào năm 2035.

Hiện nay, kinh tế huyện Hồi Nhơn có bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Khu vực nông nghiệp vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có chuyển biến vượt bậc, cơng nghiệp - xây dựng 59,61%; dịch vụ - thương mại 16,63%; nông - lâm - ngư nghiệp 23,76%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt 18,58%

(tăng 5,98%), thu nhập bình quân đầu người đạt 43,35 triệu đồng/người/năm (tăng 16,55 triệu đồng/người/năm) so với năm 2015. Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được tập trung thực hiện từ huyện đến cơ sở, đến nay có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thị trấn (Bồng Sơn, Tam Quan) đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được trong những năm qua, huyện Hồi Nhơn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:

Là huyện có diện tích lớn, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, điểm xuất phát kinh tế thấp, mức tăng trưởng còn dưới tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện có bước phát triển nhưng cịn chậm, sức cạnh

tranh của sản phẩm nông nghiệp cịn thấp, thu nhập bình qn đầu người cịn khiêm tốn, chưa có nhiều sản phẩm mang thương hiệu và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của huyện. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều vấn đề xã hội cịn nổi cộm, bức xúc như: tệ nạn ma tuý, trộm cắp, tín dụng đen, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tàu thuyền bị nước ngoài bắt giữ khi ngư dân hành nghề trên biển còn diễn biến phức tạp; đời sống của một bộ phận Nhân dân cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, để tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện ổn định trong thời gian đến, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời cơ cấu NNL ngày càng có sự phân hóa theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là một trong những điều kiện cơ bản để huyện Hoài Nhơn phát triển KT - XH và cũng đặt ra yêu cầu đối với NNL trong KHC NN cấp huyện phải thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, điều hành,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI HÀNH CHÍNH NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)