Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 25 - 27)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng là rất quan trọng vì NH là chủ thể của hoạt động cho vay. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (IMF, 1998) thì 50% NH phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý của các nhà quản trị yếu kém. Nguyên nhân cụ thể nhƣ sau:

Nhân tố ảnh hƣởng đặc biệt quan trọng đến chất lƣợng tín dụng của các NHTM đó là chính sách cho vay. Chính sách cho vay bao gồm: định hƣớng chung cho việc cho vay, chế độ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, về loại KH mà NH cho vay quan tâm, ngành nghề đƣợc ƣu tiên, quy trình quyết định cho vay cụ thể…Chính sách cho vay của một NH là “kim chỉ nam” cho hoạt động kinh doanh của NH đó.

Do sức ép cạnh tranh giữa các NH quá gay gắt thậm chí còn chƣa thực sự lành mạnh trong việc mở rộng thị phần cho vay, trong quá trình vận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bƣớc của quy trình, điều kiện cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá KH, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng

trả nợ dẫn đến nguồn trả nợ của KH vay nên nảy sinh nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, quản lý nợ vay, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ gốc và lãi).

NH đánh giá chƣa đúng mức về khoản vay, về ngƣời đi vay hoặc do chủ quan tin tƣởng KH của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tƣơng lai, nguồn trả nợ …

Thay đổi đạo đức của cán bộ tín dụng (CBTD) là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro cho vay. Một cán bộ hạn chế về năng lực có thể đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhƣng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi đƣợc bố trí trong công tác cho vay. Các vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến hoạt động NH đều có sự tiếp tay của những CBTD cùng với KH hoặc bản thân CBTD cố ý làm trái quy định của NHTM nhằm trục lợi riêng cho bản thân.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD yếu kém, dẫn đến việc đánh giá phƣơng án SXKD/dự án không chính xác, nên xảy ra tình trạng dự án không khả thi mà vẫn cho vay.

Định giá tài sản không đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết, định giá còn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học. Ngoài ra, về phƣơng pháp định giá đối với từng loại tài sản chƣa đƣợc các NHTM sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc: nếu định giá thấp, KH không hài lòng, nhƣng nếu định giá cao NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay trong trƣờng hợp KH mất khả năng thanh toán, khi đó buộc NHTM phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Kinh tế tăng trƣởng cao trong vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản bị đẩy lên cao do đầu cơ, tích trữ và vƣợt xa giá trị thực tế. Sẽ rất rủi ro nếu CBTD quyết định cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm (TSBĐ) mà bỏ qua nguyên tắc khoản vay

cần phải đƣợc trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phƣơng án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phƣơng án kinh doanh của KH gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lƣợng thẩm định khoản vay dẫn đến không đánh giá chính xác đƣợc hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, KH không uy tín. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quan điểm cho vay hiện nay của các NHTM.

Các NHTM hiện nay chƣa nhận đƣợc sự phối hợp tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản khác. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, bản thân các NHTM đôi khi cũng lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của KH cung cấp mà chƣa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các NHTM và KH vay. Việc thu thập thông tin của mỗi NH về KH, về ngành nghề, về môi trƣờng kinh tế mà KH đang hoạt động, về các văn bản mới đƣợc ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng mà NH đang và sẽ đầu tƣ chƣa đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và có tính hệ thống.

Hiện nay, các NHTM đều có bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, tuy nhiên, ở một số NH, bộ phận này chƣa thật sự hoạt động có hiệu quả, nhất là tình trạng thiếu nhân sự, cũng nhƣ trình độ của cán bộ chƣa đáp ứng cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm nên không thể phát hiện các sai phạm để có những khuyến cáo, nhắc nhở kịp thời nhằm chấn chỉnh và tƣ vấn cho ban điều hành về những rủi ro cho vay có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)