Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 87)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.3 Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng

Trong thời gian qua, Agribank Gia Lai đã có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro nên nợ xấu có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Các nguyên nhân xuất phát từ phía Agribank Gia Lai gồm những nguyên nhân sau:

2.5.3.1 Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chƣa tốt

Số lƣợng nhân viên các chi nhánh loại 3 ít, nhƣng bình quân 1 CBTD phải quản lý đến 270 KH với mức tổng mức dƣ nợ bình quân 46,7 tỷ đồng/CBTD. Mặt khác theo quy trình cho vay của Agribank Việt Nam hiện nay thì CBTD Agribank Gia Lai vẫn phải đảm đƣơng nhiều khâu từ tìm kiếm KH, phân tích và thẩm định cho vay, TSBĐ, soạn thảo hồ sơ, công chứng và đăng ký TSBĐ, giải ngân… Ngoài ra các cán bộ tại các phòng nghiệp vụ: Hộ sản xuất và cá nhân, phòng KHDN ở Hội sở không chỉ tập trung vào nhiệm vụ theo dõi, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý rủi ro cho vay và giải quyết những hồ sơ phát sinh nợ xấu tại các chi nhánh loại 3 mà còn thực hiện việc cho vay cho KH của Hội sở và các KH vƣợt thẩm quyền quyết định cho vay của chi nhánh loại 3. Do vậy khối lƣợng công việc hàng ngày nhiều, cộng với áp lực

công việc cao khiến cho việc kiểm tra không kịp thời, sâu sát và kỹ lƣỡng, nhiều trƣờng hợp chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ dẫn đến việc phát hiện những rủi ro cho vay chƣa kịp thời, ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, các chi nhánh trực thuộc còn yếu kém và sai phạm khi áp dụng các nội dung trong quy trình cho vay đƣợc phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra nhƣ: nguyên tắc vay vốn; thẩm định xét duyệt cho vay; thực hiện quản lý dòng tiền; kiểm soát chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; TSBĐ nợ vay; xếp hạng KH; công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đƣa vào giám sát.

2.5.3.2 Trình độ năng lực của của cán bộ còn hạn chế

Agribank phát triển hệ thống chƣơng trình hiện đại IPCAS, tuy nhiên do độ tuổi trung bình của CBVC Agriabank Gia Lai là 39 tuổi nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế, chƣa khai thác hết các chức năng của chƣơng trình để hỗ trợ trong quá trình xử lý công việc. Bên cạnh đó, hoạt động NH hiện nay chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, công tác đào tạo của đơn vị chƣa đạt yêu cầu nên cán bộ tác nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt và thực thi các quy định pháp luật và của Agribank. Ngoài ra, cán bộ NH không thể chuyên sâu hết các nghiệp vụ, việc thẩm định chỉ tập trung việc chọn lọc những rủi ro cụ thể của từng KH, còn các yếu tố triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tƣ quan tâm còn ít. Công tác thẩm định KH chủ yếu dựa vào số liệu do KH cung cấp, đôi khi thiếu kiểm tra xác minh, bên cạnh đó các nội dung khác trong phân tích tài chính, phƣơng án/dự án SXKD của KH nhƣ: phân tích dòng ngân lƣu, phân tích ngành, thị trƣờng tiêu thụ, phân tích rủi ro có thể xảy ra còn sơ sài nên kết quả thẩm định khoản vay chƣa cao, chƣa dự báo đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn trả nợ của KH trong tƣơng lai.

2.5.3.3 Phân loại nợ theo kết quả của CIC làm tăng nợ xấu cho ngân hàng

Hiện nay việc áp dụng phân loại nợ CIC làm gia tăng nợ xấu cho Agribank Gia Lai, cụ thể một số trƣờng hợp KH là Hộ sản xuất, cá nhân, có quan hệ vay vốn với

Agribank Gia Lai đƣợc phân loại nợ vào nhóm 1 hoặc nhóm 2 nhƣng theo kết quả của CIC nợ đƣợc phân vào nhóm nợ xấu do có phát sinh nợ xấu tại TCTD khác (chủ yếu là vay tiêu dùng của Công ty tài chính trên địa bàn, hiện nay trên địa bàn có 214 điểm giao dịch của 3 công ty tài chính là: Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam, Công ty tài chính HD Sài Gòn, Công ty TNHH MTV NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng), điều này làm tăng nợ xấu cho Agribank Gia Lai gây ảnh hƣởng đến việc theo dõi thu hồi nợ xấu và chính sách KH của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2 của Luận văn đã đánh giá, phân tích đƣợc tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai trong giai đoạn 2011-2015 và so sánh với các NHTM lớn trên địa bàn.

Luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng cho vay; thực trạng rủi ro cho vay; những mặt đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả khách quan và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank Gia Lai và KH. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho định hƣớng giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể ở Chƣơng 3 để góp phần hạn chế rủi ro cho vay tại Agribank Gia Lai trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam giai đoạn 2016 -2010

3.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn

Sứ mệnh của Agribank đƣợc xác định là NH thƣơng mại Nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Tầm nhìn của Agribank hƣớng tới là: Agribank phát triển theo hƣớng NH hiện đại, “tăng trƣởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tƣ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2 Định hƣớng, mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016 -2020

Tập trung triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2015 - 2020 theo đúng lộ trình và nội dung đã đƣợc Thống đốc NHNN phê duyệt. Nội dung chính của đề án bao gồm: Tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2016 đạt tỷ lệ cho vay lĩnh vực này khoảng 85% dƣ nợ, riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng 70% dƣ nợ. Tập trung xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức tiêu chuẩn; tăng vốn tự có đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lƣới tại địa bàn nông thôn, nơi có điều kiện kinh doanh theo yêu cầu về phục vụ và chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng.

Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, cho vay cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Thay đổi cơ cấu, nâng cao chất lƣợng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trƣờng, thị phần. Thay đổi cơ cấu đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng cho vay. Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Đổi mới cơ chế quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân lực. Từng bƣớc xây dựng hệ thống cơ chế nghiệp vụ vừa theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với đặc thù Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, tạo cơ sở để Agribank ổn định và phát triển bền vững.

3.1.3 Định hƣớng, mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 -2020

Trên cơ sở mục tiêu phát triển của Agribankcùng với những kết quả đạt đƣợc và thực trạng hoạt động kinh doanh qua các năm, Agribank Gia Lai xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 nhƣ sau:

Tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM đứng đầu về quy mô trên địa bàn tỉnh, vị thế hàng đầu các chi nhánh của Agribank trên địa bàn Tây Nguyên, khẳng định vai trò chủ lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tại thị trƣờng khu vực nông thôn. Hoạt động theo mô hình chung của Agribank là NHTM do Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao. Tiếp tục tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững với tốc độ tăng trƣởng khá và phù hợp với tình hình thực tế giai đoạn 2016- 2020, bảo đảm phát triển toàn diện hơn so với giai đoạn 2011- 2015.

Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trƣờng cho vay nông nghiệp, nông thôn, tạo mọi nguồn lực về vốn, nhân lực, sắp xếp lại mạng lƣới để phát triển kinh doanh theo định hƣớng này; tập trung chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh doanh chính yếu do chi nhánh đăng ký và đƣợc Trụ sở chính duyệt

và giao kế hoạch về hàng năm; cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu với mức tăng trƣởng khá so với năm trƣớc, đặc biệt đối với nhiệm vụ huy động vốn, dịch vụ và đầu tƣ cho vay đối với lĩnh vực DN (Phụ lục 3.1 Kế hoạch kinh doanh của Agribank Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020).

Nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 15% qua các năm, theo kế hoạch đến năm 2020 tổng huy động chi nhánh là 14.400 tỷ đồng.

Tổng dƣ nợ tăng từ 12% trở lên qua các năm, theo kế hoạch tổng dƣ nợ cho vay đạt 20.700 tỷ đồng, đảm bảo phù hợp với định hƣớng chỉ đạo của Agribank, phù hợp với khả năng quản lý cho vay và yêu cầu đầu tƣ cho vay cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Tạo điều kiện để ngƣời dân tiếp cận vốn NH với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng về mặt hồ sơ nhƣng vẫn đảm bảo theo những quy đinh của Agribank Việt Nam. Tỷ trọng dƣ nợ nông nghiệp nông thôn trên 90%, tỷ trọng dƣ nợ trung, dài hạn phấn đấu đến 40% trở lên, tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là dƣới 1,3%, các năm còn lại dƣới 1%.

Tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro cho vay, tập trung xử lý cơ bản các khoản nợ xấu nội bảng, thu hồi các khoản nợ đã hạch toán ngoại bảng nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu còn tồn đọng, nâng cao chất lƣợng cho vay.

Giữ vững KH truyền thống và tiếp cận KH mới để mở rộng quy mô cho vay. Thu dịch vụ tăng tối thiểu 20% trở lên qua các năm nhằm tạo nguồn thu nhập bền vững cho chi nhánh.

Tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong việc chỉ đạo các ngành có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải ngân, kiểm tra, giám sát và những vấn đề phát sinh trong các chƣơng trình cho vay ƣu đãi theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó cùng với chính quyền địa phƣơng, tham gia cùng với NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai qua các cuộc tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh hàng năm, Báo Gia Lai, Đài phát thanh - Truyền hình để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, trả lời thắc mắc về những cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn

để ngƣời dân tiếp cận vốn vay NH thuận tiện hơn.

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai

Căn cứ từ những nguyên nhân đặc trƣng dẫn đến rủi ro cho vay tại Agribank Gia Lai trong giai đoạn 2011 - 2015; mục tiêu và nhiệm vụ tại Agribank Gia Lai giai đoạn 2016 -2020 tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị để chi nhánh hạn chế rủi ro cho vay trong thời gian tới nhƣ sau:

3.2.1 Đa dạng hóa danh mục cho vay

Đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ giảm đƣợc rủi ro cho NH, do vậy trong thời gian tới Agribank Gia Lai cần chú trọng phát triển theo những định hƣớng sau:

Agribank Gia Lai cần mở rộng, đa dạng hóa danh mục cho vay hợp lý nhƣng vẫn phải kiểm soát và nâng cao chất lƣợng khoản vay nhất là KHDN, nhằm hạn chế việc giảm dƣ nợ đối tƣợng này trong những năm qua. Do vậy cần có kế hoạch chủ động mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm KH ngay từ đầu năm, nhƣng cần phải chọn lọc kỹ KH làm ăn tốt, dự án có hiệu quả, khả thi và lĩnh vực đầu tƣ ít rủi ro.

Tùy vào tiềm năng và môi trƣờng kinh doanh của từng chi nhánh trực thuộc, Agribank Gia Lai chú trọng, bám sát danh mục lĩnh vực dự án kêu gọi đầu tƣ của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020 và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh hàng năm để bảo đảm đầu tƣ vốn có trọng tâm, trọng điểm; tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn để đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp dài ngày (trong đó Chƣơng trình cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên của Chính phủ giai đoạn 2015-2020 của NHNN và Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai); lĩnh vực thủy điện; chế biến và xuất khẩu nông sản; kinh tế trang trại; tiêu dùng nông thôn; đầu tƣ cho các DN phục vụ phát triển ngành du lịch; chăn nuôi trong đó phát triển nuôi trồng, khai thác thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng, khai thác thủy hải sản là lĩnh vực tiềm năng sẵn có rất lớn nhƣng chi nhánh vẫn chƣa mạnh dạn đầu tƣ vốn. Trên địa bàn hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản tập trung ở các huyện có diện tích quy mô nhƣ AyunPa, Kbang, Phú

Thiện, Chƣ Sê, Chƣ Păh. Do vậy, tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, Agribank Gia Lai cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và chính quyền địa phƣơng các huyện trên triển khai các mô hình nuôi cá lăng, cá thát lát, đặc biệt là các mô hình nuôi cá sông ở vùng nƣớc lạnh mang lại giá trị cao. Việc đầu tƣ vốn sẽ tập trung chú trọng đến những cơ sở kinh doanh giống thủy sản, đầu tƣ trang thiết bị nuôi trồng, khai thác để phát triển ngành sản xuất này tƣơng xứng với những lợi thế của tỉnh nhƣ khí hậu và nguồn nƣớc.

Ngoài ra, Agribank Gia Lai cần duy trì cơ cấu cho vay hợp lý giữa các thành phần kinh tế, loại hình kinh tế, địa bàn thành thị và nông thôn...nhằm đảm bảo sự đa dạng, phân tán rủi ro, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình là có hệ thống các điểm giao dịch trên toàn địa bàn.

3.2.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định và quyết định cho vay của ngân

hàng

Thẩm định chính là cơ sở cho việc đƣa ra quyết định cho vay một cách chính xác. Do vậy yêu cầu của công tác thẩm định phải tìm hiểu và đánh giá xác thực về ngƣời vay trên các phƣơng diện nhƣ: tƣ cách, khả năng tài chính, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh... đồng thời xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả mang lại từ các dự án, phƣơng án vay vốn của KH để đảm bảo rằng: các khoản vốn đƣợc cho vay ra sẽ có khả năng và cơ hội tốt nhất trong việc thu hồi lại chúng. Tổ chức tốt công tác thẩm định sẽ giúp NH lựa chọn và thiết lập đƣợc danh mục các khoản vay tốt, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để kiểm soát và hạn chế rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)