Các biện pháp hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 34 - 38)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.6 Các biện pháp hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng thƣơng mại

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng biến động phức tạp đòi hỏi mỗi NH phải có các biện pháp rõ ràng trong việc hạn chế rủi ro cho vay, bởi vì đó là Kim chỉ nam cho hoạt động cho vay. Nó góp phần hạn chế các rủi ro cho vay trong tƣơng lai nhằm bảo đảm mục tiêu an toàn và sinh lời cao, nhất là trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế với khu vực và trên thế giới.

Thứ nhất, xây dựng chính sách cho vay hợp lý

Định hƣớng cho vay và chính sách cho vay NH là hệ thống các quy định của NH về điều kiện, tiêu chuẩn cho vay đối với KH vay; đặc điểm sản phẩm cho vay; TSBĐ và tỷ lệ cho vay; quy trình cho vay và cấp phê duyệt; tỷ lệ phân bổ cho vay theo lĩnh vực, theo đối tƣợng KH; cách xác định lãi suất cho vay và các khoản phí trong từng thời kì cụ thể, đảm bảo kiểm soát các rủi ro cho vay mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó giúp nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh cho NH (Lê Văn Tề, 2009).

Rõ ràng với vai trò là “kim chỉ nam” trong hoạt động cho vay của NH, chính sách cho vay phù hợp là chính sách linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình nền kinh tế cũng nhƣ tình hình quản lý cho vay của NH. Do đó, biện pháp trƣớc tiên trong công tác hạn chế rủi ro cho vay là xác định mục tiêu và thiết lập chính sách cho vay phải đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý, phù hợp với các quy định/chính sách của NHNN và Chính phủ, vừa đảm bảo tính hài hòa lợi ích của các NHTM, KH và cả xã hội, vừa góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay cho NH.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác phân tích và thẩm định cho vay

Phân tích và thẩm định cho vay là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình cho vay. NH tổ chức thẩm định về các mặt tài chính, phi tài chính, sự khả thi phƣơng án SXKD của KH; phân tích các yếu tố vĩ mô, khả năng hiện tại của KH về sử dụng vốn cho vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu là tìm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lƣợng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Mặt khác, hai khâu này còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho vay trong NH.

Thứ ba, xếp hạng rủi ro tín dụng

Xếp hạng rủi ro tín dụng là kỹ thuật đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín của ngƣời vay nợ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM là các quy định, mô hình, nguyên tắc cho điểm xếp hạng tín nhiệm các KH cũng nhƣ các khoản nợ nhằm quản trị rủi ro của một NH bao gồm các biện pháp có liên quan của NH nhằm duy trì, cải thiện thứ hạng đã xếp trƣớc đó. Theo khoản 1 Điều 5 của Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN thìHệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ tiêu chí tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá KH trên cơ sở định tính và định lƣợng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của KH. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải đƣợc xây dựng cho từng đối tƣợng KH khác nhau, kể cả các đối tƣợng bị hạn chế cấp cho vay và những ngƣời có liên quan của đối tƣợng này.

Nhƣ vậy, một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NH tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc quyết định cho vay, thực hiện chính sách KH, quản lý rủi ro cho vay của NH.

Agribank đã xây dựng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình giúp NH phát hiện ra những dấu hiệu tiềm ẩn của rủi ro cho vay, hỗ trợ việc ra quyết định cho vay. Vì vậy, xếp hạng tín dụng nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả cho vay và kiểm soát đƣợc các rủi ro trong hoạt động cho vay của NH.

Thứ tư, thực hiện đầy đủ khâu bảo đảm tiền vay

Quyết định cho vay phải trải qua các khâu nhƣ phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp hạng tín dụng,… nhƣng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai lầm, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay. Do vậy, biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay có thể xem xét đến các hình thức bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc NHTM áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho KH vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

Do sự biến động giá trị TSBĐ theo chiều hƣớng bất lợi (phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trƣờng giao dịch của tài sản đó) nên yêu cầu đối với các TSBĐ là: tài sản dễ đƣợc định giá, tài sản dễ chuyển cho NH quyền sở hữu hợp pháp, tài sản dễ tiêu thụ.

Bảo đảm tiền vay thƣờng đƣợc xem là “cái phao” cuối cùng giúp các NH thu hồi khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào “cái phao” này dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy dễ mắc sai lầm chủ quan. Ngoài ra, bảo đảm tiền vay cũng chƣa hẳn loại bỏ đƣợc rủi ro trong hoạt động cho vay. Có nhiều trƣờng hợp KH không trả đƣợc nợ vay, NH phải khởi kiện và yêu cầu thi hành, bán đấu giá TSBĐ để thu hồi nợ nhƣng trong quá trình bán đấu giá TSBĐ đôi khi vẫn không thu đầy đủ gốc và lãi vay.

Thứ năm, thực hiện tốt quy trình giám sát cho vay

để kiểm tra việc bảo quản vật tƣ hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm tiến độ thực hiện dự án... có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng.

Hơn nữa, mục đích của việc giám sát cho vay là phát hiện đƣợc những rủi ro tiềm ẩn, giúp NH phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, thông qua đó, NH có thể hạn chế đƣợc những rủi ro không cần thiết.

Thứ sáu, mua bảo hiểm tiền vay

Bảo hiểm tiền vay làmột hình thứcbảo hiểmgiúp ngƣời vay trả nợ NH khi họ không may gặp rủi ro không lƣờng trƣớc, giảm đƣợc gánh nặng cho ngƣời thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra.

Trong nhiều trƣờng hợp KH vay vốn, đặc biệt là KH cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhƣng họ có nhu cầu vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Nguồn thu nhập chính là từ cây trồng, vật nuôi. Nếu KH gặp rủi ro do hạn hán, mất mùa, vật nuôi bị dịch bệnh chết không có nguồn thu nhập để trả nợ NH. Hoặc đối với các khoản vay tiêu dùng, nguồn trả nợ từ tiền lƣơng, nhƣng khi KH tai nạn chết hoặc bị thƣơng tật không có nguồn thu trả nợ NH thì những trƣờng hợp nhƣ vậy, NH thƣờng cho KH vay với điều điện là KH mua bảo hiểm khoản vay. Khi KH rơi vào tình trạng không có thu nhập trả nợ vay NH thì công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thƣờng cho NH tối đa bằng 100% nghĩa vụ trả nợ của KH tính tới thời điểm bị rủi ro.

Thứ bảy, giải quyết hiệu quả nợ quá hạn

Để có thể giải quyết đƣợc NQH nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho vay có thể xảy ra đối với NH, thì các NH cần phải xác định đƣợc những khoản NQH là những khoản nợ vay có vấn đề vì vậy cần có quyết định cho vay một cách chính xác tránh phát sinh nợ quá hạn sau này.

Đối với các khoản NQH đã phát sinh NH chỉ thực hiện gia hạn nợ trong trƣờng hợp ngƣời vay vẫn còn khả năng trả nợ, ngƣợc lại NH tiến hành thanh lý khoản vay để giảm thiểu rủi ro.

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản vay bị tổn thất. Qua đó, giúp NH tránh đƣợc trƣờng hợp khó khăn về tài chính khi rủi ro xảy ra. Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro của NH đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN của NHNN. Các khoản nợ của các TCTD đƣợc phân loại thành 5 nhóm với mức độ tăng dần của rủi ro và phải đƣợc xếp hạng các khoản nợ phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ tƣơng ứng 0%, 5%, 20%, 50%, 100% so với giá trị khoản nợ sau khi trừ đi giá trị khấu trừ của TSBĐ. Bên cạnh đó, các TCTD phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Và dễ dàng nhận ra rằng dự phòng rủi ro cho vay đƣợc trích ra theo định kỳ hàng quý từ thu nhập của NH trƣớc khi nộp thuế để hình thành nên quỹ dự phòng rủi ro cho vay. Trong trƣờng hợp xảy ra khoản cho vay không thể thu hồi, NH có thể sử dụng quỹ dự phòng này để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)