Tăng cƣờng thực hiện tốt công tác xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 99 - 101)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.5 Tăng cƣờng thực hiện tốt công tác xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ xấu

Công tác xử lý nợ quá hạn cần đƣợc đa dạng hóa và sử dụng linh hoạt các biện pháp xử lý nợ quá hạn trong từng huống cụ thể.

Trƣớc hết, chi nhánh cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh nhƣ chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn NH.

Trong quá trình xem xét các khoản vay, CBTD cần tính toán kỳ hạn trả nợ hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động của KH. Chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tạo điều kiện cho KH có thể tiếp tục hoạt động, có khả năng trả nợ vay cho NH.

* Đối với những khoản nợ đã quá hạn:

Theo dõi sâu sát đến từng chi nhánh, từng CBTD có nợ xấu cao và có biện pháp xử lý kịp thời, quy trách nhiệm rõ ràng khi có hậu quả xấu phát sinh. Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu trên 2% phải xây dựng phƣơng án xử lý nợ, có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý nhanh, xử lý mạnh và có hiệu quả. Đối với các chi nhánh có nợ xấu > 3% không khuyến khích tăng trƣởng dƣ nợ, tập

trung công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lƣợng cho vay. Tích cực thu lãi hàng tháng đạt trên 98% lãi phải thu phát sinh trong kỳ, hạn chế lãi dự thu phát sinh.

Tiếp tục kiểm soát và theo dõi sát sao trên cơ sở văn bản 3399/HĐTV-BCĐ ngày 11/9/2015, trong đó chú trọng phân tích kỹ và đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ xấu mới phát sinh, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tìm mọi biện pháp thu hồi nợ xấu nội bảng, ngoại bảng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh nợ xấu, giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu, cho từng CBTD.

NH có thể hiện tái thẩm định tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của KH. Nếu thấy KH còn hoạt động thì có thể gia hạn nợ, đều chỉnh kỳ hạn trả nợ tạo điều kiện cho KH có thể tiếp tục hoạt động, có khả năng trả nợ vay cho NH.

Nếu KH không còn hoạt động thì yêu cầu KH tự bán tài sản đảm bảo để trả nợ cho NH, đây là biện pháp có lợi cho cả NH và KH, tránh đƣợc những thủ tục pháp lý và chi phí phát sinh liên quan. Nếu KH không hợp tác thì NH tiến hành khởi kiện ra tòa và phối hợp với thi hành án bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

* Đối với các khoản nợ tồn đọng quá lâu:

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro những khoản nợ dự đoán không thể thu hồi để đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH.

Tiếp tục tổ chức phân tích, đánh giá nguyên nhân, khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro có khả năng thu hồi và khó có khả năng thu hồi; làm việc với KH để lập kế hoạch, phƣơng án xử lý cụ thể và chi tiết từng khoản nợ xấu, nợ đã đƣợc xử lý rủi ro (NH chỉ thu nợ gốc xem xét miễn giảm lãi cho từng đối tƣợng KH,..); đánh giá đúng thực trạng tài sản, khả năng thanh lý của các loại tài sản để đƣa ra các biện pháp xử lý tài sản phù hợp.

Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể và cơ quan pháp luật để thực hiện xử lý và thu hồi nợ vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu khó thu hồi, nợ tồn đọng khi KH có biểu hiện chây ì, không có thiện chí trả nợ. Phối hợp với toà án và cơ quan thi hành án để khởi kiện, bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do chuyển nhóm nợ theo CIC: Agribank Gia Lai phải phối hợp với KH, TCTD, Công ty tài chính liên quan để xác định nguyên nhân chuyển nhóm nợ của KH, đồng thời đôn đốc KH trả nợ, nếu trƣờng hợp KH không có thiện chí trả nợ hoặc khó có khả năng trả nợ bắt buộc NH có biện pháp xử lý thu hồi nợ nhƣ: xử lý TSBĐ, khởi kiện KH...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)