Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 79)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.8 Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho vay

Trong giai đoạn 2011-2015, Agribank Gia Lai thực hiện việc phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro theo Quyết định số 469/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 và Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014. Agribank Gia Lai luôn quan tâm sát sao đến việc kiểm soát nợ xấu do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua các năm đều ở mức thấp, trong tầm kiểm soát của chi nhánh.

Agribank Gia Lai thực hiện báo cáo theo công văn số 3399/HĐTV-BCĐ ngày 11/9/2015 về việc thực hiện giải pháp kiểm soát phát sinh nợ xấu theo định kỳ ngày 01, 10, 20 hàng tháng và dựa trên cơ sở đó kiểm soát và theo dõi sát sao theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank, có các biện pháp xử lý nợ đối với từng nhóm nợ phát sinh của Hộ gia đình và cá nhân có mức dƣ nợ từ 100 triệu đồng trở lên, DN có mức dƣ nợ trên 500 triệu đồng trở lên. Từng cán bộ quản lý KH phải lập báo cáo phân tích đánh giá hoạt động từng KH, khả năng thu hồi nợ trong thời gian tới.

Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro đƣợc Agribank thực hiện nghiêm túc theo quy định của hệ thống Agribank.

Trong năm 2015, chi nhánh đã thực hiện bán nợ cho VAMC, số nợ xấu đƣợc bán là 15,57 tỷ đồng của 11 KH, trong đó gồm: 5 DN số tiền 9,4 tỷ đồng, 6 hộ sản xuất số tiền 6,2 tỷ đồng. Tính đến hết 31/12/2015 chi nhánh đã thu nợ 1 hộ với số tiền 1,3 tỷ đồng, và dƣ nợ trái phiếu VAMC là 14,27 tỷ đồng (10 KH).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)