Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 49 - 55)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.2 Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho NHTM. Với Agribank Gia Lai dƣ nợ cho vay chiếm 99,5 % tổng dƣ nợ cấp tín dụng. Do đó rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Lai chủ yếu xuất phát từ rủi ro cho vay.

Qua số liệu phản ánh tại bảng 2.2 dƣới đây cho thấy quy mô dƣ nợ cho vay của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm, thể hiện việc đầu tƣ cho vay đƣợc mở rộng để đáp

ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn và phù hợp với định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank. Bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) dƣ nợ cho vay tăng trƣởng 13,23%. Đến cuối năm 2015, dƣ nợ cho vay đạt mức 11.694 tỷ đồng, tăng trƣởng 18,23% so với năm trƣớc; quy mô dƣ nợ cho vay bình quân 1 cán bộ đạt 46,78 tỷ đồng/ngƣời, tăng gấp 3,34 lần so với quy mô bình quân của năm 2011. Nguyên nhân tăng trƣởng là do các yếu tố tác động chính: chính sách về lãi suất cho vay đã hấp dẫn hơn so với các năm trƣớc đây, tiềm năng mở rộng cho vay vẫn còn nhiều nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và trong năm 2015 có nhiều cơ chế tạo thuận lợi tăng trƣởng tín dụng, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cấp tín dụng 6,742 7,484 100 8,813 100 9,927 100 11,704 100 - Dƣ nợ cho vay 6,645 7,472 99.8 8,756 99.4 9,891 99.6 11,694 99.9 Ngắn hạn 4,369 4,932 66 5,829 66.6 6,443 65.1 7,764 66.4 Trung, dài hạn 2,277 2,540 34 2,927 33.4 3,449 34.9 3,930 33.6 - Cam kết bảo lãnh 97 12 0.2 57 0.6 36 0.4 10 0.1 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cấp tín dụng 5,37 12.45 17.18 12.96 18.23 Tổng dƣ nợ của các NHTM trên địa bàn 27,351 30,966 38,182 43,309 56,897 Thị phần cho vay của

Agribank Gia Lai 24.65 24.17 23.08 22.92 20.57

Nợ xấu 141 75 93 130 56

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ

nợ cho vay 2.09 1.0 1.06 1.31 0.48

Qua hình 2.1 cho thấy: Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và ổn định, dƣ nợ bình quân ở mức 66,03% so với tổng dƣ nợ cho vay. Điều này phù hợp với đối tƣợng cho vay chủ yếu là nông nghiệp nông thôn. Và dù Agribank Gia Lai mở rộng hoat động cho vay nhƣng chất lƣợng cho vay vẫn đƣợc kiểm soát, thể hiện tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm: Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ này giảm hơn 4,4 lần so với năm 2011, qua đó cho thấy Chi nhánh có những biện pháp hữu hiệu trong việc hạn chế rủi ro cho vay cũng nhƣ trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề nhằm củng cố, nâng cao chất lƣợng cho vay.

Còn xét trên địa bàn, thị phần cho vay của Chi nhánh luôn giữ ở mức bình quân 23%. Với việc duy trì thị phần huy động và cho vay ở mức ổn định qua các năm chứng tỏ Agribank Gia Lai có cơ cấu sử dụng nguồn vốn huy động một cách hợp lý.

* Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay chủ yếu tại Agribank Gia Lai là khách hàng DN và hộ gia đình cá nhân. Trong đó: 4,369 4,932 5,829 6,442 7,764 2,277 2,540 2,927 3,449 3,930 5.37 12.44 17.18 12.97 18.22 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Tỷ đồng %

Hình 2.1: Kết quả hoạt động cho vay của Agribank Gia Lai giai đoạn 2011-2015

Dƣ nợ vay ngắn hạn Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn

Hoạt động cho vay DN có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Đến cuối năm 2015, tỷ trọng đầu tƣ cho vay đối với DN chiếm 18,94%, giảm 16,92% so với năm 2011. Trong đó dƣ nợ DNNN giảm mạnh do DNNN đang trong tiến trình cơ cấu lại theo hƣớng cổ phần hóa chuyển đổi loại hình DN sang mô hình CTCP và Agribank Gia Lai chủ động giảm dần cho vay đối với các DNNN hoạt động kém hiệu quả. Các DNNN lớn đang có dƣ nợ tại Agribank là: CTCP Đầu tƣ và phát triển Điện Sê san 3A; Công ty TNHH MTV cấp nƣớc Gia Lai; Công ty cà phê 706... Tỷ trọng cho vay DN ngoài quốc doanh có xu hƣớng tăng từ 70,8% năm 2011 lên 81,7% năm 2015. Đến cuối năm 2015, có 231 doanh nghiệp trên địa bàn có quan hệ cho vay, chiếm 7,1% thị phần về số lƣợng KH là doanh nghiệp trên địa bàn. Dƣ nợ cho vay hợp tác xã chiếm tỷ trọng không đáng kể, chiếm 0,31% năm 2015, nguyên nhân là do kinh tế tập thể ở Gia Lai còn nhỏ (118 Hợp tác xã với tổng vốn điều lệ là 112 tỷ đồng, chủ yếu tập trung là Hợp tác xã nông nghiệp và vận tải), bên cạnh đó hoạt động của Hợp tác xã kém hiệu quả, thiếu TSBĐ nên khó tiếp cận vốn vay của NH.

Đối với hoạt động cho vay hộ sản xuất và cá nhân: Là lĩnh vực đầu tƣ cho vay chủ yếu của Chi nhánh trong thời gian qua nhờ có các chính sách phát triển và định hƣớng đầu tƣ phù hợp từ phía Nhà nƣớc, ngành NH. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là bƣớc phát triển mới và quan trọng trong chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này. Chính sách này đã tháo gỡ nhiều khó khăn vƣớng mắc trong đầu tƣ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn và hộ gia đình cá nhân, tạo nhiều thuận lợi cho nông hộ trong việc tiếp cận và vay vốn NH. Trên cơ sở đó, Chi nhánh đã mở rộng đầu tƣ đối với hộ sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ cho vay hƣớng về thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn. Đến cuối năm 2015, tỷ trọng cho vay đƣợc phân bổ cho lĩnh vực hộ sản xuất chiếm đến 81,06% tổng dƣ nợ, tăng 16,9% so với năm 2011, với hơn 64.620 hộ vay. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2.1)

đến hộ sản xuất nhƣ: Mở rộng mạng lƣới các Chi nhánh giao dịch, triển khai các điểm giao dịch lƣu động hoạt động định kỳ theo lịch; tranh thủ sự đồng tình và chỉ đạo giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phƣơng; đặc biệt là đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội để xây dựng mạng lƣới các tổ vay vốn làm trung gian giúp NH một số khâu nghiệp vụ trong chuyển tải vốn đến hộ sản xuất nhằm giảm bớt tình trạng quá tải trong cho vay và nâng cao tính cộng đồng trong việc vay vốn, giúp đỡ nhau làm ăn có hiệu quả, nâng cao thu nhập và trả đƣợc nợ vay NH. Đến cuối năm 2015, có 997 tổ vay vốn thông qua các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh, với 20.089 thành viên và tham gia quản lý số dƣ nợ 620 tỷ đồng, chiếm 31,08% số hộ vay vốn và 6,54% dƣ nợ hộ sản xuất.

Tuy nhiên đặc thù trong cho vay của lĩnh vực này, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn là địa bàn rộng, số hộ có nhu cầu vay vốn đông, có nhiều món vay nhỏ lẻ, phân tán; cùng với trình độ canh tác của đa số nông hộ còn thấp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong khi đó giá cả nông sản biến động thất thƣờng, thị trƣờng tiêu thụ chƣa ổn định... là những khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, đòi hỏi Chi nhánh phải tìm ra giải pháp thích hợp để tăng cƣờng khả năng quản lý, việc mở rộng đầu tƣ cho vay phải đi đối với việc kiểm soát rủi ro cho vay đối với lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển này.

* Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế:

Tình hình cơ cấu dƣ nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của Agribank cũng góp phần phát triển KT -XH của tỉnh, cụ thể nhƣ sau:

Nông –lâm nghiệp là ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng dƣ nợ cho vay của Agribank Gia Lai, khi tỷ trọng bình quân chiếm trên 42% tổng dƣ nợ. Mặt khác tỷ trọng dƣ nợ đối với ngành này trong 5 năm qua có xu hƣớng tăng cao, năm 2015 tăng 3.636 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 160,4% so với năm 2011. Qua đó cho thấy Agribank Gia Lai tập trung vốn đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu là tập trung phát triển các vùng chuyên canh các cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, hồ tiêu, cao su...

Tỷ trọng dƣ nợ đối với ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hƣớng giảm. Chủ yếu tại Agribank Gia Lai cho vay đầu tƣ các dự án thủy điện tuy nhiên trong giai đoạn 2011 - 2015 cho vay đối với lĩnh vực thủy điện tăng chậm, còn các dự án thủy điện lớn đến giai đoạn thu hồi vốn do vậy tốc độ tăng trƣởng cho vay đối với ngành này có xu hƣớng giảm.

Dƣ nợ đối với ngành Thƣơng mại và dịch vụ năm 2011 là 2.304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,67% tổng dƣ nợ thì đến năm 2015 dƣ nợ là 2.880 tỷ đồng, chiếm 24,63% trong tổng dƣ nợ. Chủ yếu là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thƣơng mại và dịch vụ.

Tỷ trọng dƣ nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng, khác có xu hƣớng tăng, từ 10,67% năm 2011 tăng lên 14,03% năm 2015 trong tổng dƣ nợ, chủ yếu là cho vay hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2.1)

* Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo địa bàn:

Cơ cấu dƣ nợ cho vay phân theo địa bàn trong những năm qua đƣợc dịch chuyển theo hƣớng giảm dần tỷ trọng đầu tƣ ở khu vực các thành phố, thị xã và tăng cƣờng mở rộng đầu tƣ cho vay ở khu vực các huyện, vùng nông thôn. Dƣ nợ cho vay ở thành phố đến cuối năm 2015 là 3.503 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,95%, giảm 715,16% so năm 2011. Đối với khu vực các huyện đều có quy mô đầu tƣ cho vay tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt là các huyện có tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ: Kbang, Đăk Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chƣ Prông đều đã đạt quy mô cho vay trên 400 tỷ đồng/đơn vị và chiếm tỷ trọng từ 4,9% tổng dƣ nợ toàn tỉnh trở lên. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2.1)

* Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo nhóm nợ:

Trong giai đoạn 2011-2015, dƣ nợ nhóm 1 tăng 5.132 tỷ đồng so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng lớn lên đến 92,69% năm 2015; trong khi đó tỷ trọng các nhóm nợ còn lại đều giảm, đặc biệt là nợ nhóm 5 khi tỷ trọng giảm từ 1,22% xuống chỉ còn

0,27%. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2.1)

Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ sự cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh trong tất cả các nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều DN, tổ chức kinh doanh thua lỗ nhƣng chi nhánh vẫn đạt đƣợc lợi nhuận khá cao và đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay luôn ở mức an toàn, thực hiện tốt những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)