Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro cho vay của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.5 Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro cho vay của ngân hàng thƣơng mại

Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài mong đợi trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ta không thể loại bỏ đƣợc hoàn toàn nhƣng có thể nghiên cứu và đƣa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu mức độ thiệt hại và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Muốn dự đoán đƣợc rủi ro chính xác nhất thì ngân hàng phải đo lƣờng đƣợc rủi ro. Đây là một trong những phƣơng pháp nghiên cứu mà NH nào cũng áp dụng vì nó có ý ngĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh doanh.

Đo lƣờng rủi ro cho vay là cơ sở để NH xây dựng chính sách cho vay hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho vay cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Các chỉ tiêu dùng để đo lƣờng rủi ro trong hoạt động cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑁𝑄𝐻 =𝑆ố 𝑑ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%

Tỷ lệ NQH phản ánh số dƣ nợ đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc. Tỷ lệ này cho biết, cứ 100 đồng dƣ nợ có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động cho vay. Nếu tỉ lệ NQH ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH chƣa đƣợc hiệu quả, chất lƣợng cho vay chƣa đƣợc tốt và ngƣợc lại.

NQH xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức cho vay, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trƣởng cho vay, khả năng kinh doanh cũng nhƣ giảm uy tín của NH và khả năng cạnh tranh của NH với các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, nếu NQH đƣợc kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần làm lành mạnh hóa toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của NH; Do đó các NH phải thƣờng xuyên theo dõi tỷ lệ NQH trên tổng dƣ nợ để có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dƣới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Theo Điều 6 Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN. Danh mục cho vay của NHTM đƣợc phân loại thành 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu (Non Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng cho vay của NH. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro cho vay của NH càng lớn và ngƣợc lại. Do vậy đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro cho vay của NHTM. Hiện nay, Chính phủ, NHNN đã và đang thực hiện Đề án Tái cấu trúc NH để đƣa nợ xấu của hệ thống NH dƣới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑛ℎó𝑚 5 = 𝑁ợ 𝑛ℎó𝑚 5

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100%

Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ mà NH khó có khả năng thu hồi đƣợc; đối với những khoản nợ nhóm 5 các NHTM thƣờng phải tiến hành các biện pháp xử lý nhƣ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro… mà quỹ dự phòng rủi ro đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của NH. Do đó tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu nhƣ NH không còn khả năng bù đắp những khoản nợ này. Vì vậy, NH cần có những biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện bán tài sản để thu hồi nợ.

- Các chỉ tiêu đo lƣờng khả năng bù đắp rủi ro + Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 =𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%

Trích lập DPRR cho vay là biện pháp NH sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho KH. Có hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung đƣợc trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.

Chỉ số này càng cao cho thấy chi phí trích lập DPRR cho vay cao, chất lƣợng cho vay của NH đang có dấu hiệu xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.

+ Khả năng bù đắp rủi ro cho vay

𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑏ù đắ𝑝 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 = 𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝

𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 × 100%

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro cho vay của NH, qua đó cho biết NH có thể sử dụng bao nhiêu đồng DPRR để bù đắp cho một đồng nợ xấu. Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chịu đựng của NH khi có nguy cơ rủi ro của các khoản dƣ nợ cho vay xấu xảy ra.

- Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro cho vay khác

+ Hệ số thu nợ:

𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦× 100%

Hệ số thu nợ cho biết, trong 100 đồng cho vay thì NH thu đƣợc bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho KH vay. Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro cho vay thấp và ngƣợc lại.

𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ

𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 × 100%

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn cho vay của NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của NH đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)