Yêu cầu đổi mới giáo dục và những vấn đề dặt ra cho phát triển độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 36 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Yêu cầu đổi mới giáo dục và những vấn đề dặt ra cho phát triển độ

ngũ giáo viên mầm non hiện nay

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới hiện nay, giáo dục nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: Quy mô giáo dục không ngừng tăng, về cơ bản đáp ứng được nh cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài. đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục ngày càng tăng, đồng thời xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, góp phần khắc phục những hạn chế về nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Nội dung và phương pháp dạy học, công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất trường học…đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu phát huy hiệu quả đối với sự phát triển giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường đã góp phần chủ yếu thực hiện thành công đường lối đổi mới của Đảng, đưa nước ta khỏi tình trạng thoát nghèo.

Một lần nữa khẳng định yêu cầu đổi mới giáo dục, báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp…”

Nói về đổi mới giáo dục, Nghị quyết số 29-NG/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [31].

Vậy yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là gì? “Căn bản” - Chính là phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển của xã hội - Đó là cái làm nền gốc, cái cốt yếu quy định bản chất của sự vật; “Toàn diện” nghĩa là đầy đủ các mặt không thiếu mặt nào. Như vậy yêu cầu đổi mới hiện nay có thể hiểu là phải đổi mới tận gốc tất cả các mặt của nền giáo dục. Khi nói đến các bộ phận hợp thành của nền giáo dục thì không thể không nói đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục, nguyên lý hoạt động và cơ cấu hệ thống, mô hình nhà trường, nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, cách thức tổ chức và hoạt động giáo dục. Tất nhiên, muốn đổi mới những mặt trên, lại là đổi mới một cách căn bản và toàn diện thì

nhất thiết cần có sự thay đổi về tư duy giáo dục, về chính sách giáo dục và cả về cơ sở pháp lý của hoạt động giáo dục.

Để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay, chúng ta rất cần tập trung đổi mới một số vấn đề sau:

* Về quy mô phát triển giáo dục:

Phấn đấu từ nay đến năm 2020 các trường mầm non trong huyện 100% đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I và II, các trường học không còn điểm lẻ mà học tại 1 điểm tập trung. Huy động tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt và vượt chỉ tiêu, trẻ mẫu giáo đến trường đạt tỷ lệ 100% hàng năm.

* Về số lượng:

Tham mư các cấp có thẩm quyền thực hiện Thông tư 06 /2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở mầm non. Muốn vậy trước hết chỉ đạo các nhà trường phải kết hợp tìm nguồn giáo viên đảm bảo đủ các tiêu chuẩn và tham mưu cấp trên để tuyển chọn cho sát và đảm bảo yêu cầu. Trong khi chưa có Quyết định tuyển dụng trước hết các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để hợp đồng đủ giáo viên đảm bảo yêu cầu 2 giáo viên/lớp.

* Về Cơ cấu:

Đảm bảo đúng cơ cấu, coi trọng việc đảm bảo đủ giáo viên dạy và cô nuôi theo quy định. Về độ tuổi phải cần được trẻ hoá đội ngũ song phải tính đến hợp lý để đảm bảo về kinh nghiệm trong chất lượng chăm sóc.

* Về chất lượng:

+ Chất lượng đội ngũ: Phấn đấu trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó trên chuẩn đạt từ 80% trở lên. Không có giáo viên xếp loại yếu kém. Phấn đấu từ 90% trở lên giáo viên xếp loại chuyên môn khá, tốt. Đổi mới tuyển dụng giáo viên, hoàn thiện cơ chế kết hợp biên chế và hợp đồng trong các trường theo hướng mở rộng diện tuyển giáo viên, theo chế độ hợp đồng. Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho giáo viên, hợp đồng để khắc phục những bất cập hiện nay về số lượng và cơ cấu đội ngũ. Bảo đảm các điều kiện

tối thiểu cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ: Trước hết là các điều kiện về tài liệu phục vụ tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Chất lượng chăm sóc: 100% trường mầm non tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non; 96,6% nhóm nhà trẻ, 100% lớp mẫu giáo học đúng độ tuổi.

100% các trường tổ chức ăn cho trẻ, trong đó số trẻ được ăn bán trú, trong đó nhà trẻ 95%, mẫu giáo 100%.

Các trường hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc, tích cực đầu tư các thiết bị chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay có 36/36 (100%) bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VSATTP.

Các nhà trường cần kết hợp tốt với TT Y Tế huyện, trạm y tế xã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng, khám kiểm tra sức khoẻ cho trẻ thường xuyên định kỳ. Đảm bảo 100% cháu được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Hàng năm phấn đấu 100% các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được kiểm tra, đánh giá và xếp loại.

Nghị quyết Đại hội XI xác định: Đổi mới giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần:

Tiến hành cải cách hệ thống sư phạm, xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, chấn chỉnh lại việc tuyển sinh, đào tạo tại các trường sư phạm theo chuẩn kiến thức với giáo viên mầm non.

Đào tạo giáo viên phải hướng tới mục tiêu tạo cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.

Phải được xác định hình mẫu chung về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức; từ đó cụ thể hóa vào hình mẫu nhà giáo ở cấp học mầm non.

Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn giáo dục; Đổi mới sâu sắc phương thức đào tạo theo hướng dạy cho nhà giáo tương lai biết

cách tự tìm kiếm kiến thức, rèn kỹ năng sư phạm, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề giáo, có khả năng thích ứng với thực tiễn giáo dục.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở cấp học mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)