Thực trạng kiểm tra, đánh giá ĐNGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 66 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ĐNGV

Bảng 2.14:Đánh giá thực trạng việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

Mức độ đánh giá Đánh giá của GVMN n = 150 Đánh giá của CBQL n = 106 Đánh giá chung n = 256

Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ

Tốt 52 34,7 49 46,2 101 39,5

Khá 73 48,7 36 34,0 109 42,6

Trung bình 25 16,6 21 19,8 46 17,9

Yếu 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Tổng hợp từ các phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV qua bảng thống kế 2.14 cho thấy: Những năm gần đây, Phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường rất quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá GV. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ trường học được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt năm học. Thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, kiểm tra chuyên đề định kì, đột xuất; dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc đánh giá trẻ; thông qua kết quả các hội thi giáo viên giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, bài giảng điện tử,

thông qua việc thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt cụm chuyên đề và đánh giá kết quả hoạt động khác của giáo viên. Kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên môn của ĐNGV; kiểm tra hồ sơ công tác chủ nhiệm của ĐNGV; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của ĐNGV; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của ĐNGV. Kiểm tra chất lượng chăm sóc trẻ của giáo viên trên tất cả các kênh thông tin. Kiểm tra chấm biểu đồ tăng trưởng của học sinh theo từng kỳ và cả năm. Kiểm tra việc phối kết hợp chăm sóc trẻ kết hợp 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Kiểm tra thực đơn cho trẻ hàng ngày; kiểm tra việc nhận, trả trẻ của giáo viên...

Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học nhằm đảm bảo kỷ cương, nề nếp, góp phần thúc đẩy yêu cầu chát lượng dạy và học của mỗi nhà trường và qua đó kịp thời phát hiện, hướng dẫn điều chỉnh các mặt hạn chế của giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Tuy nhiên, các cách đánh giá này chưa chính xác và còn mang nhiều cảm tính. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá ĐNGV là để có phương cách đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp, vì thế đòi hỏi công tác kiểm tra đánh giá phải thật chính xác không thể dựa vào một hoạt động chăm sóc giáo dục của giáo viên và nguồn thông tin từ cha mẹ trẻ, mà còn dựa trên sự tổng hợp nhiều yếu tố khác. Giáo viên mầm non không chỉ có giảng dạy mà còn phải tham gia chăm sóc trẻ, tham gia các hoạt động liên kết với cha mẹ trẻ, các hoạt động mang tính cộng đồng xã hội qua đó nhằm nâng cao tính hoà nhập và trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và mọi người xung quanh để chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Hiện nay, giáo viên mầm non được thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhờ thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non nên kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên được chính xác và hiệu quả hơn. Qua đó giúp cho người giáo viên thấy

được mình và tự mỗi người phải hoàn thiện bản thân mình đúng với tiêu chuẩn của một người giáo viên trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay.

Bên cạnh đó, các trường cũng xây dựng phiếu đánh giá của học sinh đối với giáo viên của các môn. Với quan điểm kiểm tra toàn diện, đánh giá công bằng, khách quan nhằm đánh giá đúng thực trạng ĐNGV để có những phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV.

Nhìn chung, trong những năm qua, việc đánh giá, xếp loại giáo viên của các trường thuộc sự quản lý của phòng Giáo dục-Đào tạo về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Qua kiểm tra đã làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng các trường bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả, tránh mâu thuẫn nội bộ không đáng có xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)