Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 100 - 103)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát

đội ngũ giáo viên mầm non đạt hiệu quả

* Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên. Tạo niềm tin cho giáo viên tích cự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Xây dựng môi trường tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Nội dung của biện pháp.

Xây dựng môi trường học tập chính là xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở mỗi trường gắn với công việc hàng ngày của giáo viên. Muốn thực hiện hiệu quả việc dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong mỗi trường mầm non thì phải đảm bảo đầy đủ môi trường học tập và làm việc cụ thể: sân chơi, bãi tập, vườn, sân trường, các khu vui chơi, khu vận động cho trẻ, đồ chơi ngoài trời, phòng học, phòng chức năng, hiệu bộ phải đảm bảo tiêu chí đạt chuẩn. Các nhà trường cần trang bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, tivi, nối mạng Internet để giúp cho giáo viên và học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đối với các trường mầm non thì việc xây dựng bếp ăn 1 chiều cho

trẻ là rất cần thiết. Trẻ được ăn, ngủ tại trường trong một thời gian khá dài /1 ngày nên nhà trường phải chủ động.

Tạo môi trường sư phạm thân thiện thông qua việc sắp xếp, bố trí khoa học nơi làm việc cho cán bọ, giáo viên, nhân viên.Xây dựng, tạo cảnh quan nhà trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Duy trì nền nếp học tập khoa học, phân công phân nhiệm trực ban đảm bảo, sắp xếp thời gian biểu, thời khoá biểu khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức tốt các Hội thi, Hội giảng, phát động thường xuyên phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ, cho trẻ tham quan khám phá những điều mới mẻ, có kế hoạch đón, trả trẻ phù hợp, thân thiện để thu hút đông đảo trẻ đến trường.

Luôn tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ nhà trường. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao, cùng nhau chia sẻ, gánh vác công việc lẫn nhau, tôn trọng nhau để cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

* Cách thực hiện biện pháp.

Phải xây dựng phong cách sư phạm nhà giáo mẫu mực trong giao tiếp, tiếp cận cha mẹ học sinh, xây dựng tốt các mối quan hệ thân thiện, tôn trọng trong đồng nghiệp, với học sinh, với lãnh đạo cấp trên…

Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường, tăng cường mua sắm, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong dạy học. Sử dụng tối đa các tài liệu liên quan tới chăm sóc và giáo dục trẻ, phát động và tổ chức tốt Hội thi tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong mõi nhà trường và cấp cụm trường, cấp huyện.

Muốn phát triển chất lượng đội ngũ tốt, một trong những giải pháp có hiệu quả đó cũng chính là việc tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục ở các trường mầm non và dặc biệt là môi trường làm việc của đội ngũ. Muốn vậy chúng ta phải tích cực tham mưu các cấp, các ngành tăng cường tốt cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học tích cực, phù hợp, hiện đại và đồng bộ. Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất tinh thần cho đội ngũ như: Đảm bảo tốt cơ chế chính sách, tham quan học tập kinh nghiệm, giao lưu học hỏi...tạo mọi niềm tin cho đội ngũ. Có chính sách đãi ngộ, ưu tiên (phù hợp) kết hợp với các

tổ chức trong trường như công đoàn, đoàn thanh niên, thực hiện tốt chăm lo đời sống tinh thần, thăm hỏi hiếu nghĩa. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút tối đa nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác giáo dục. Luôn tạo môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện cởi mở, trong lành, đầy đủ...sẽ góp phần nâng cao và phát triển chất lượng đội ngũ tốt. Một trong những giải pháp có hiệu quả đó cũng chính là việc tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục ở các trường mầm non;

Ngoài ra để thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non, việc xây dựng môi trường giáo dục còng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn góp phần cho sự thành công của công tác giáo dục. Môi trường giáo dục góp phần khơi gợi ở trẻ tính tò mò, nhu cầu nhận thức, tìm hiểu và khám phá, thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động. Về cơ bản các giáo viên đã nắm được cách tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với lứa tuổi và chủ điểm. Để kích thích tính sáng tạo của giáo viên, các địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức các cuộc thi trang trí xây dựng môi trường giáo dục và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo các tiêu chí: Tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính hiệu quả…Cần khuyến khích các địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng môi trường giáo dục theo ý tưởng riêng, không giống nhau, tránh sự đơn điệu trong địa phương và trong mỗi cơ sở giáo dục mầm non. Đặc biệt nên để cho đội ngũ giáo viên tự đánh giá lẫn nhau. Khi đánh giá bạn bè và tự đánh giá mình họ sẽ tự nhận thấy đâu là mặt mạnh và đâu là mặt hạn chế cần phải sửa chữa, đó cũng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách có hiệu quả.

Tham mưu các cấp lãnh đạo, xây dựng, quy hoạch trường đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc gia và đảm bảo cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tham mưu, đề xuất các chế độ chính sách đủ, kịp thời cho CBGV, NV trong mỗi nhà trường, đề xuất khen thưởng kịp thời, công bằng, đúng đối tượng để khích lệ, động viên tốt phong trào cho mỗi nhà trường. Thực hiện tốt chi tiêu ngân sách và tự chủ về tài chính.

Tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm chu đáo tới đời sống vật chất, tinh thần cho CBGV,

NV. Động viên để họ yên tâm công tác và tích cực học tập, bồi dưỡng , tìm hiểu về Đảng, về chuyên môn, nghiệp vụ.

Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên hưởng ứng tốt các hoạt động của nhà trường, xây dựng các loại quỹ giúp nhau lúc hoạn nạn, rủi ro, khi mua sắm vật dụng gia đình… Tổ chức cho CBGV, NV tham quan, học tập điển hình tiên tiến, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, kích thích sự hứng khởi cho giáo viên để giáo viên tích cực hơn trong mọi hoạt động đạt hiệu quả cao.

Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tạo cơ hội và điều kiện cho các nhà trường xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 100 - 103)