Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể đã có nhiều chủ trương, biện pháp quan tâm phát triển ĐNGV. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Nghị quyết 167 và Đề án 06 về “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Tiền hải giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo” kịp thời chỉ đạo phát triển toàn diện Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn huyện.

Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, Có rất nhiều cố gắng huy động tốt các nguồn lực đầu tư phát triển GD-ĐT, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Chế độ tiền lương và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo được quan tâm hơn. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước của huyện được ưu tiên hơn.

Các cấp quản lý giáo dục, nhất là phòng GD-ĐT đã bám sát nhiệm vụ chính trị, đặc điểm của địa phương để tham mưu tích cực, đúng hướng, có hiệu

quả cho các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND, các ban, ngành đoàn thể và ngành chuyên môn cấp trên. Tranh thủ được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.

Có sự quan tâm, phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động GD-ĐT. Phát huy tốt quan điểm XHHGD của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn giáo dục của địa phương.

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành tâm huyết với nghề, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và hết lòng vì học sinh. Số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, nhanh nhạy, dễ tiếp thu cái mới, có ý thức vươn lên, đây là một thuận lợi cho các hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay.

100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn (Trong đó trên chuẩn xáp xỉ 70%), nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong công việc. Một phần lớn giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng là nòng cốt trong phát triển trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho ĐNGV của các trường.

Nhân dân trong huyện vốn có truyền thống hiếu học “tôn sư, trọng đạo”, biết đầu tư cho con em trong giai đoạn đầu phát triển của trẻ có mục đích và đúng hướng.

* Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế phát triển ĐNGV trên địa bàn huyện là do sự gia tăng dân số, nhiều trường nhanh chóng mở rộng quy mô dẫn đến hẫng hụt giáo viên của các trường thuộc sự quản lý của huyện.

Trình độ, năng lực của một số CBQL cấp trường hạn chế trong việc hoạch định kế hoạch phát triển ĐNGV tại chỗ. Việc phân tích cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi, còn có sự bất hợp lý đã làm cho tình trạng thiếu giáo viên ở một số trường trầm trọng hơn.

Một bộ phận giáo viên trẻ có sự nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục học sinh nên chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường.

Một số giáo viên thiếu ý chí vươn lên, thiếu sự quyết tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được học sinh; chính vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nhiều trường chưa chú ý đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Cá biệt một số lãnh đạo các trường không muốn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ vì nhiều lý do khác nhau.

Công tác tuyên truyền đôi lúc chưa hiệu quả nên một số gia đinh không muốn cho con tới trường học nên phần nào ảnh hưởng tới việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng ĐNGV ở các trường mầm non công lập huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, chúng tôi thấy tuy mới chuyển mô hình từ trường Mầm non Bán công sang Công lập mới được 4 năm (năm 2011-2015), song nhìn chung ĐNGV mầm non phát triển tương đối nhanh, mạnh. Đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao (100% trong đó trên chuẩn đạt 68,6%), chất lượng đào tạo tương đối tốt. Tỷ lệ giáo viên đạt các danh hiệu hàng năm cao so với số lượng giáo viên. Bên cạnh đó thực trạng ĐNGV mầm non cũng còn nhiều hạn chế, bất cập: Vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa chủ động và tự giác cao khi nhận nhiệm vụ. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của một số giáo viên còn hạn chế. Việc tuyên truyền để phụ huynh đưa con em đến trường học còn thấp

(Độ tuổi nhà trẻ). Đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay thì phát triển ĐNGV còn nhiều vấn đề được đặt ra, cần phải có những giải pháp hợp lý, thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phòng Giáo dục&Đào tạo kết hợp với Hiệu trưởng các trường sử dụng các biện pháp quản lý như: Bồi dưỡng năng lực sư phạm, phân công sử dụng đội ngũ, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ qua nhiều kênh, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ làm việc.

Vì vậy chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải tìm ra các giải pháp hữu hiệu để xây dựng ĐNGV các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện và của tỉnh.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN TIỀN HẢI

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo căn cứ vào nhu cầu gia tăng về số lượng học sinh mầm non trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong những năm gần đây, nhu cầu giáo dục các cấp học nói chung, giáo dục mầm non nói riêng trên địa bàn huyện có sự gia tăng đáng kể. Dự báo, những năm tới đây, sự ổn định và phát triển về kinh tế, xã hội, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, cùng với đó là số lượng học sinh sẽ tiếp tục tăng lên. Nhu cầu về hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật dạy học để mở rộng các trường đòi hỏi cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Phát triển số lượng giáo viên để đáp ứng nhu cầu gia tăng của số học sinh sẽ cao hơn; đây là một trong những đòi hỏi khách quan phải phát triển số lượng giáo viên mầm non trên địa bàn huyện. Mặt khác, ở nhiều trường mầm non, số lượng học sinh trong một lớp cao hơn so với quy định của Bộ GD&ĐT đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của các trường.

Nhu cầu số lượng giáo viên mầm non ngày càng cao đặt ra những đòi hỏi cho công tác dự báo trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trường và của ngành GD&ĐT huyện. Để đảm bảo sự phù hợp trong phát triển ĐNGV mầm non cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng liên quan, như ngành GD&ĐT, phòng Nội vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non phải dựa trên những cơ sở khoa học sát thực; đặc biệt là bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, Sở Nội Vụ, của Sở GD&ĐT, Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện Tiền Hải trong thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường học huyện Tiền Hải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030; đồng thời bảo đảm sự phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Tiền Hải huyện Tiền Hải

Phát triển ĐNGV mầm non trên địa bàn huyện phải dựa trên cơ sở thực trạng ĐNGV hiện có; bảo đảm tính kế thừa, tôn trọng lịch sử. Trên cơ sở số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV hiện có; bổ sung, phát triển làm thay đổi những bất cập, lạc hậu, phát huy được ý thức tự giác, năng lực chuyên môn của ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo sự phát triển bền vững của ĐNGV đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

Yêu cầu bảo đảm tính kế thừa trong phát triển ĐNGV mầm non trên địa bàn huyện Tiền Hải đặt ra đòi hỏi phải xuất phát từ thực trạng chất lượng, số lượng, cơ cấu ĐNGV hiện có của các trường. Phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập và khả năng phát triển của từng giáo viên, cũng như cả đội ngũ. CBQL các trường phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, còn hạn chế về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp; vừa kiện toàn ĐNGV hiện có, vừa có kế hoạch bổ sung, phát triển kịp thời lực lượng giáo viên có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực theo chuẩn nghề nghiệp để trách sự hụt hẫng.

Cùng với những yêu cầu được xác định trên đây, để bảo đảm tính kế thừa trong phát triển ĐNGV đòi hỏi CBQL giáo dục các cấp cần nghiên cứu, tìm ra những biện pháp phù hợp, tạo sự đột phá trong phát triển số lượng, chất lượng ĐNGV; vừa bảo đảm phù hợp cơ chế, chính sách hiện hành, vừa thể hiện tính sáng tạo, linh hoạt cao. Tuy nhiên, để bảo đảm tính kế thừa trong phát triển ĐNGV, quá trình thực hiện không phủ nhận những kết quả đã đạt được mà cần phải có những tác động hợp lý hơn để mang lại hiệu quả cao hơn phù hợp với đơn vị mình.

3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong huyện Tiền Hải mầm non trong huyện Tiền Hải

Phát triển ĐNGV mầm non là một trong những đòi hỏi có tính pháp lý; đồng thời là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng nguồn nhân lực trung tâm cho giáo dục trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là yêu cầu đã và đang được nhiều nhà sư phạm, nhà khoa học và nhà quản lý quan tâm.

Công tác phát triển ĐNGV mầm non là hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính toàn diện; bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, tư cách nhà giáo: về lý tưởng, mục tiêu cách mạng, trách nhiệm công dân, trách nhiệm của nhà giáo đối với đất nước; về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên; năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp; phát triển ĐNGV mầm non của huyện bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu đổi mới đòi hỏi cần phải có những biện pháp tổ chức thực hiện phát triển ĐNGV vừa có tính trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp có tính pháp chế với các biện pháp động viên, khuyến khích tạo điều kiện về vật chất, tinh thần.

Phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ĐNGV. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải quy hoạch ĐNGV chính xác, đặt họ vào vị trí phù hợp, vừa phát huy được năng lực tối đa của giáo viên; vừa đạt được kết quả của nhà trường như mong muốn. Mặt khác, quá trình phát triển ĐNGV phải phù hợp điều kiện về nguồn lực của các nhà trường, của huyện, nằm trong khả năng có thể thực hiện được; đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, của từng trường và đảm bảo tính hiệu quả cao.

Điều kiện cần và đủ để phát triển ĐNGV mầm non phù hợp với yêu cầu đổi mới là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện; sự kết hợp chặt chẽ của ngành GD&ĐT với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, các lực lượng liên quan, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển ĐNGV mầm non có chất lượng cao, thật sự là động lực vững chắc để nâng cao chất lượng giáo dục cấp học mầm non của huyện.

3.2. Các biện pháp phát triển ĐNGV

3.2.1. Lập quy hoạch phát triển ĐNGV trên cơ sở thực tiễn và định hướng phát triển giáo dục mầm non của huyện phát triển giáo dục mầm non của huyện

Đổi mới giáo dục là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục. Đặc biệt trong tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non của ngành còn một số hạn chế nên chưa đáp ứng đầy đủ về phát triển giáo dục. Vì vậy trước hết phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ, nâng cao chất lượng tay nghề, tổ chức cho đội ngũ nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Phân công công việc cụ thể cho đội ngũ nhất là đội ngũ "nòng cốt".

* Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV chính là công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của các cấp quản lý và của Hiệu trưởng các trường mầm non. Việc lập quy hoạch cần đạt được mục tiêu:

Về số lượng: Phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng giáo viên, khắc phục được tình trạng thiếu GV, tình trạng một số giáo viên dạy đông số lượng học sinh trên lớp.

Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, chuyên ngành đào tạo…

Về chất lượng: Tiến tới tất cả giáo viên đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng giáo viên giỏi, giáo viên “nòng cốt” trong chuyên môn cũng như trong kinh nghiệm giảng dạy và các hoạt động giáo dục.

* Nội dung của biện pháp:

Xây dựng quy hoạch ĐNGV đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV là một bộ phận quan trọng của công tác kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục. Đó là quá trình phát hiện tạo nguồn để bồi dưỡng, nâng cao tính kế thừa, liên tục và phát triển của ĐNGV. Trong công tác quy hoạch phải coi trọng phát triển nguồn giáo viên, phải

chọn đúng người, đúng việc, đúng vị trí và đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của nhà trường.

Quy hoạch phát triển ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của từng trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung từ bên ngoài.

Quy hoạch phát triển ĐNGV theo tổ chuyên môn, theo trình độ đào tạo, theo thâm niên nghề nghiệp, độ tuổi, đảng viên, đoàn viên, người có điều kiện công tác lâu năm, có đủ ĐNGV cốt cán vµ giáo viên có khả năng phát triển trở thành cán bộ quản lý nhà trường.

Quy hoạch phát triển ĐNGV là sự vận động không ngừng chứ không phải là sự bất biến. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển ĐNGV phải thường xuyên được bổ sung, loại bỏ, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với yêu cầu của địa phương.

Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thân ái, biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)