8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1. dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp Tính cần thiết Thứ bậc (mi ) cần thiết Bình thường Không cần thiết Σ X 1
Lập quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện
73 3 0 225 2,96 2
2
Đào tạo nguồn, đổi mới tuyển dụng, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV
74 2 0 226 2,97 1
3
Thường xuyên đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV
70 3 3 219 2,88 5
4 Thực hiện tốt các chế độ chính sách,
tạo động lực phát triển ĐNGV 71 3 2 221 2,91 4
5
Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triển ĐNGV mầm non đạt hiệu quả.
70 2 4 218 2,87 6
6
Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV
73 2 1 224 2,95 3
Từ kết quả khảo sát tính cần thiết được thể hiện ở bảng 3.1, chúng ta nhận thấy:
Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất trong phát triển ĐNGV là rất cao, điểm trung bình của 6 biện pháp là 2,93. Trong đó biện pháp
"Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV" nhận được sự đánh giá về tính cần thiết cao nhất với 74/76 ý kiến cho là cần thiết và chỉ có 2 ý kiến cho là bình thường và điểm trung bình là 2,97. Biện pháp "Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện" nhận được sự đánh giá về tính cần thiết đứng thứ hai với điểm trung bình là 2,96. Khi trao đổi về vấn đề này, một số CBQL phòng GD&ĐT huyện cho rằng việc tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý ĐNGV không chỉ tạo lên sự phù hợp về cơ cấu mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch bổ sung giáo viên đúng với nhu cầu. Mặt khác, tuyển chọn ĐNGV là vấn đề nhạy cảm, nếu không tổ chức chặt chẽ, khoa học, đúng quy định sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp, tạo dư luận xấu, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục huyện mà cả các cơ quan chức năng liên quan.
Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2. dưới đây:
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp
Tính khả thi Thứ
bậc (ni)
Khả thi thường Bình Không khả thi Σ X
1 Lập quy hoạch phát triển ĐNGV
phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện
74 2 226 2,98 1
2 Đào tạo nguồn, đổi mới tuyển
dụng, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV
73 2 1 224 2,95 2
3 Thường xuyên đổi mới công tác
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV 71 5 0 223 2,93 3 4 Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển ĐNGV 71 3 2 221 2,91 4
5 Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triển ĐNGV mầm non đạt hiệu quả.
68 4 4 216 2,80 6
6 Tăng cường chỉ đạo công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV
69 4 3 218 2,87 5
Thông qua kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2. chúng ta nhận thấy:
Các ý kiến đều đánh giá cao về tính khả thi của 6 biện pháp; trong đó biện pháp “Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện Tiền Hải” nhận được sự đánh giá cao nhất, có 74/76 ý kiến cho là khả thi, chỉ có 2 ý kiến cho là bình thường. Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu CBQL các nhà trường nắm được quan điểm chỉ đạo của UBND huyện và cơ quan chức năng, chủ động nắm bắt tình hình thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sẽ phù hợp và mang tính khả thi cao. Trao đổi về vấn đề này, chuyên viên phòng Nội vụ cho rằng, nếu thường xuyên có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sẽ phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện cả trước mắt và lâu dài.
Biện pháp “Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triển ĐNGV mầm non đạt hiệu quả” nhận được sự đánh giá về tính khả thi thấp nhất với điểm trung bình là 2,80; trong đó có 68 ý kiến cho là khả thi, 4 ý kiến cho là bình thường và 4 ý kiến cho là không khả thi. Như vậy, với biện pháp này có nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về tính khả thi khi thực hiện trong thực tiễn. Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy, một bộ phận CBQL cho rằng việc xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triền ĐNGV mầm non đạt hiệu quả có chăng, đó phải là sự phối hợp tổ chức giữa các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm, Hội cha mẹ học sinh, các dòng học, công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương...
Tuy nhiên, trên đây chỉ là phân tích số liệu ở mức độ thông thường và những ý kiến trao đổi với các CBQL các cấp có liên quan. Để đánh giá khách quan hơn về sự tương quan giữa tính cần thiết với tính khả thi của các biện pháp. Chúng tôi sử dụng công thức Spearman trong toán học thống kê để phân tích kết quả về mặt định lượng. Theo công thức : [43, tr.332] 6∑D2 r = 1- n(n2-1)
Trong đó: * r là hệ số tương quan;
* n là số biện pháp đã đề xuất;
* D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng của tính cần thiết và tính khả thi. (D được tính bằng hiệu số mi - ni.)
Với điều kiện:
Nếu r > 0 (r có giá trị dương) thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.
Trong đó, nếu r dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1) thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ.
Nếu r < 0 (r có giá trị âm) thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại, khả thi nhưng không cần thiết.
Thay các giá trị ở bảng 3.1. và 3.2. vào công thức trên ta có: r = 0,50 Đối chiếu kết quả và điều kiện cho phép ta thấy r có giá trị dương. Như vậy, hệ số tương quan trên là thuận, điều đó cho phép khẳng định các biện pháp đã đề xuất vừa mang tính cần thiết, vừa có tính khả thi tương đối cao và phù hợp với thực tiễn.
Tóm lại, từ sự phân tích kết quả khảo nghiệm về mặt định tính và định lượng cho phép khẳng định, các biện pháp đã đề xuất là hợp lý, nếu quá trình thực hiện vận dụng một cách sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển ĐNGV mầm non của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của Quận trong những năm tới đây.
Kết luận chương 3
Từ cơ sở lý luận cũng như thực trạng ĐNGV ở các trường mầm non công lập huyện Tiền Hải, chúng tôi đã đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV phù hợp với yêu cầu của thực tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cụ thể:
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục mầm non của huyện theo yêu cầu của đổi mới;
Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV mầm non ở các trường mầm non công lập trên địa bàn toàn huyện;
Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp;
Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển ĐNGV về mọi mặt để đội ngũ giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác.
Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non đạt hiệu quả.
Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV;
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.
Tuy nhiên để các biện pháp đó thực sự có kết quả, đề nghị các cấp quản lý giáo dục mầm non phải biết phối hợp và vận dụng các biện pháp đó một cách đồng bộ, có hiệu quả, mặt khác phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo để công tác phát triển ĐNGV ở các trường mầm non công lập huyện nhà đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thuộc các trường mầm non công lập huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi nhận thấy ĐNGV mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và sự thành công của đổi mới giáo dục. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT và các địa phương đã tập trung các nguồn lực để thực hiện đổi mới giáo dục mà ĐNGV là nguồn nhân lực quan trọng trực tiếp quyết định sự thành công. Vì thế, để thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì phát triển ĐNGV đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có chất lượng cao là tất yếu khách quan; đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của nhà quản lý giáo dục các cấp. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin được rút ra một số kết luận sau:
1.1. Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận về phát triển ĐNGV mầm non, làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây là những văn bản pháp lý vừa có tính định hướng, vừa có tính định lượng; đồng thời là cơ sở khoa học để mỗi nhà giáo, mỗi cơ sở giáo dục và nhà quản lý các cấp sử dụng để đo trình độ, năng lực của mỗi giáo viên; làm căn cứ để phát triển ĐNGV mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Luận văn đã hệ thống hoá và sử dụng các khái niệm cơ bản về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
Luận văn “Phát triển đội ngũ giáo viên các trường Mầm non công lập huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” được thực hiện từ năm học 2012-2013 và hoàn thành cơ bản vào đầu năm 2016. Luận văn đã thực hiện đúng mục đích, nội dung và tiến độ nghiên cứu. Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường Mầm non công lập, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non.
Dưới sự tổ chức của nhóm nghiên cứu đề tài, những nội dung của đề tài đã được triển khai đầy đủ và hiệu quả qua sự cộng tác của nhóm nghiên cứu và các cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên thuộc Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tiền Hải và các trường Mầm non trên địa bàn huyện.
1.2. Thông qua khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng ĐNGV mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong thời gian qua mặc dù đã đảm bảo tương đối về số lượng, chất lượng, đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, đạt 100% chuẩn và trên chuẩn, chất lượng chăm sóc tương đối tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các thể giảm nhiều so với cùng kỳ các năm, song bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển ĐNGV mầm non huyện Tiền Hải những năm qua còn nhiều hạn chế, khuyết điểm; xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non các trường mầm non công lập huyện Tiền Hải, để nâng cao chất lượng đôi ngũ cần sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý như: Bồi dưỡng năng lực sư phạm, phân công sử dụng đội ngũ, kiểm tra, đánh giá đội ngũ...Quá trình thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, có nhiều yếu tố tác động đến đội ngũ giáo viên nhưng chủ yếu do yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
1.3. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tiền Hải, đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV mầm non, các giải pháp được đề xuất là một thể thống nhất, tạo thành một hệ thống; mỗi giải pháp có vai trò nhất định, tác động vào từng khâu trong quá trình phát triển ĐNGV mầm non các trường mầm non công lập. Các giải pháp không thể thực hiện một cách riêng rẽ, tách rời mà cần thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy tác dụng tổng hợp của chúng. Mỗi giải pháp đều cần những tiền đề để thực hiện, giải pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện giải pháp kia, hoặc bổ sung để khắc phục những nhược điểm của
nó. Vì thế, quá trình thực hiện cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường trên địa bàn huyện.
Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non các trường mầm non công lập của huyện:
1. Lập quy hoạch phát triển ĐNGV
2. Công tác đào tạo nguồn và đổi mới công tác tuyển dụng ĐNGV 3. Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng ĐNGV
4. Điều chỉnh chế độ chính sách đối với ĐNGV
5. Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để công tác phát triền đội ngũ giáo viên mầm non đạt hiệu quả.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV mầm non
Cùng với các giải pháp, luận văn còn thực hiện khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 6/6 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tiền Hải.
2. Khuyến nghị
2.1. Với UBND tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình
UBND Tỉnh có những cơ chế chính sách quan tâm đến đội ngũ giáo viên Mầm non nhằm thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành cơ chế phối hợp với các ngành chức năng, đổi mới công tác tuyển chọn giáo viên, giao quyền tự chủ cho các trường mầm non.
Sở GD&ĐT Thái Bình cần làm tốt tham mưu với UBND Tỉnh để thực hiện Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Tiếp tục chỉ đạo tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, cải tiến công tác, kiểm tra tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các trường mầm non. Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo