Khái quát về kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội của huyện

Tiền Hải là huyện ven biển có diện tích tự nhiên 225 km, dân số gần 23 vạn người, có chiều dài bờ biển là 23 km, nằm ở phía đông nam của tỉnh Thái bình thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, giáp các huyện:

Phía bắc giáp huyện Thái Thuỵ Phía đông giáp Vịnh Bắc bộ.

Phía nam giáp huyện Giao Thuỷ (Nam Định). Phía tây giáp huyện Kiến Xương.

Huyện được thành lập từ tháng 9 năm 1828. Tiền Hải có một Thị trấn, 34 xã, cách Thành Phố Thái Bình 21 Km và cách Thủ Đô Hà Nội chừng 130 Km. Với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ thuận lợi cho giao lưu hội nhập thương mại, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học tiên tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Là một huyện có tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa giáo cao chiếm 18% dân số của huyện, chiếm 1/3 tổng số giáo dân toàn tỉnh.

Tiền Hải có thế mạnh của huyện ven biển, có nhiều điều kiện phát triển, nền nông nghiệp bền vững, toàn diện, bảo vệ môi trường sinh thái đó là nông - lâm - thuỷ sản, dịch vụ chế biến nông hải sản. Dịch vụ sinh thái ven biển, cùng với đầu tư cho đánh bắt thuỷ sản ngoài khơi là điều kiện quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc Khu công nghiệp Tiền Hải. Theo kết quả đánh giá ban đầu, lưu lượng khí khai thác đạt 30.000m3/ngày đêm kịp thời bổ sung cho nguồn khí phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh. Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác thì ngoài việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng như: Giống lúa mới, rau màu các loại, huyện Tiền Hải còn có khả năng chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp, bãi bồi ven biển sang nuôi trồng thuỷ sản nước mặn như nuôi tôm Sú, Cua, Ngao có giá trị kinh tế cao, lợi thế mà các huyện khác trong tỉnh không có được.

Đất đai của huyện Tiền Hải với địa hình khá bằng phẳng, có nhiều sông ngòi. Đặc biết các sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Lân chảy qua, tạo ra nguồn nước tưới phong phú cho đồng ruộng với các hệ thống trạm bơm kênh mương khá hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu tới tiêu, thau chua, rửa mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống giao thông nông thôn được rải nhựa và bê thông hoá đến tận các thôn xóm, cùng với giao thông đường sông và đường biển tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, vận chuyển hàng hoá cả đường bộ, đường thuỷ đến tất cả các vùng kinh tế trong huyện.

Tiền Hải có tài nguyên khoáng sản là khí đốt và nước khoáng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân và phát triển khu công nghiệp khí đốt.

Theo báo cáo của UBND huyện đến nay đã có trên 80 doanh nghiệp vào thuê đất đầu tư xây dựng nhà máy.Tổng giá trị công nghiệp đạt 535 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ. Phát triển khu công nghiệp khí mỏ ở Tiền Hải còn tạo ra tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ hàng hoá ngay tại địa phương. Có 23/35 xã về đích nông thôn mới.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm đúng mức, chất lượng Giáo dục - Đào tạo có chuyển biến. Công tác chăm sóc, bảo vệ nhân dân có nhiều tiến bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đối với người và gia đình có công, hộ nghèo được quan tâm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)