Các điều kiện cho phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Các điều kiện cho phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong huyện

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Tiền Hải có sự thay đổi tích cực và tiến bộ vượt bậc. Cùng với sự quan tâm của cấp Ủy đảng, Chính quyền các cấp và của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình, Huyện ủy và UBND huyện đã có Đề án 06 và Nghị Quyết 167 Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Tiền Hải giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo" Mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Nghị quyết có tác động lớn đến phát

triển ĐNGV tiểu của của huyện. Với yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng, trước hết là chất lượng ĐNGV đặt ra cho CBQL giáo dục các cấp và bản thân từng giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt.

Bên cạnh đó, nhu cầu của phụ huynh và học sinh, chăm sóc bán trú đã ảnh hưởng lớn đến ĐNGV. Mức độ đòi hỏi về cường độ lao động của giáo viên cao hơn; ngoài việc ưu tiên quan tâm đến chất lượng dạy học, giáo viên phải chăm lo đến ăn, ngủ của học sinh. Trong khi đó cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm cho bán trú ở một số trường gặp khó khăn, nhất là khó khăn về nơi ăn, chỗ ngủ nghỉ của học sinh.

Gần đây, huyện Tiền Hải đang trong quá trình xây dựng và phát triển, sự gia tăng dân số trong đó có tăng dân số cơ học đã tạo áp lực lớn lên hệ thống các trường công lập trong trách nhiệm phổ cập giáo dục theo quy định của Luật giáo dục. Nhiều xã có số dân đông và tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa giáo cao, dân nghèo, tỷ lệ trẻ đến trường quá thấp so với dân số độ tuổi điều tra. Một mặt, cơ sở vật chất một số trường quá xuống cấp và có những xã không có điều kiện xây dùng trường nên không đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Mặt khác, ở một số nơi không có đất quy hoạch cho xây dựng trường mới; có trường còn 2 - 3 điểm lẻ, (thậm chí còn 1 trường có 5 điểm lẻ đó là trường Mầm non Nam Hưng), khó khăn trong công tác quản lý của các nhà trường, của ĐNGV và thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một số trường số học sinh trên lớp quá cao (trên 40 học sinh/lớp) đã tác động đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển số lượng và chất lượng ĐNGV mầm non, trong khi đó, một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đổi mới chuyên môn, nghiệp vụ;... đã và đang tạo ra những thách thức và áp lực không nhỏ trong việc duy trì và giữ vững các thành tích đã đạt được; đồng thời, phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ và nhu cầu giáo dục chất lượng cao của học sinh và phụ huynh.

Thông qua luận giải cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, phát triển ĐNGV mầm non ở các trường công lập trên địa bàn huyện Tiền

Hải là phát triển nguồn nhân lực sư phạm làm tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức,… là con đường làm giàu kiến thức, trình độ, năng lực sư phạm của ĐNGV mầm non trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trong những năm tới đây.

Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi thấy phát triển ĐNGV mầm non ở các trường công lập trên địa ban huyện Tiền Hải góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm đúng mức thì mới có được ĐNGV có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cấp học mầm non trên địa bàn huyện.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận về nội dung phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải, có thể khẳng định rằng việc phát triển đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng và cấp thiết. Phát triển là biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng của sự vật, hiện tượng, của con người trong cộng đồng và xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình bao gồm tổng thể các phương thức nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo, chế độ chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng người lao động về phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kiến thức, thể chất năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất lý luận xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là một giải pháp thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 ngành giáo dục dã được Chính phủ phê duyệt “Phát triển đội ngũ Nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non công lập là một quá trình chủ thể quản lý, mà các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo cho đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN TIỀN HẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)