Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của huyện Tiền Hải

Giáo dục mầm non Tiền Hải đã tích cực tham mưu và được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực cho giáo dục. Mạng lưới trường lớp được xây dựng kiên cố theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia,

nhận thức của nhân dân về giáo dục được nâng lên, chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, sự chuyển biến giữa các trường trong huyện không đồng đều có sự chênh lệch.

a. Quy mô trường lớp:

Tính đến nay toàn huyện có 36 trường mầm non công lập thuộc 35 xã, thị trấn. Các trường đều có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Các địa phương đều quan tâm quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp theo các điểm tập trung, toàn huyện có 63 điểm trường, trong đó có 19 xã có 1 điểm trường, 10 xã có 2 điểm trường, 6 xã có 3 điểm trường, chỉ còn 1xã duy nhất có 5 điểm trường (Nam Hưng). Tổng số có 464 nhóm, lớp công lập, chia ra nhà trẻ 161 nhóm, mẫu giáo 303 lớp so với cùng kỳ năm trước nhà trẻ giảm 13 nhóm, mẫu giáo tăng 9 lớp. Huy động số lượng trẻ trong độ tuổi vào học: Nhà trẻ 3120/6695 trẻ điều tra (46,6%), học trong trường mầm non và nhà thờ 2522(37,7%), 598 trẻ trong các nhóm gia đình; Mẫu giáo 9234/9683 trẻ điều tra(95,4%) so với cùng kỳ năm trước nhà trẻ tăng 2,7%, mẫu giáo tăng 5,1%.

Bảng 2.1: Thống kê số trường, điểm trường, huy động số trẻ vào học từ năm học 2012 - 2013 cấp mầm non huyện Tiền Hải

Tiêu đề Năm học 12-13 Năm học 13-14 Năm học 14-15 Năm học 15-16 Số trường 36 36 36 36 Số điểm trường 66 66 64 63 Số nhóm lớp 424 426 468 464 Số học sin h Nhà Trẻ DS ĐT 7519 6997 7215 6695 Huy Động 2261 2329 2872 3120 Tỷ lệ 30,0 % 33,3 % 39,8 % 46,6% M ẫu giáo DS ĐT 9502 9345 9357 9679 Huy Động 8363 8457 8559 9234 Tỷ lệ 88 % 90,4% 91,47% 95,4% (Nguồn từ phòng giáo dục)

Theo bảng thống kê số lượng trên cho thấy số điểm trường ngày một giảm, tỷ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã khẳng định cơ sở vật chất các nhà trường đã và đang xây dựng cơ bản và quy mô hơn, thu hút được trẻ tới trường (Tỷ lệ vào học lớp mẫu giáo cao - Riêng mẫu giáo 5 tuổi hàng năm đêu đạt 100%).

Bảng 2.2: Thống kê số nhóm, lớp độc lập cấp học mầm non của huyện từ năm học 2012 - 2013

Nhóm, lớp độc lập Năm học Số nhóm Số trẻ Tỷ lệ so với DSĐT 2012-2013 38 793 10,5% 2013-2014 42 757 10,8% 2014-2015 43 778 10,7% 2015-2016 44 598 8,9% (Nguồn từ phòng giáo dục)

Từ thống kê trên ta hàng năm vẫn tồn tại các nhóm, lớp độc lập, vấn đề là kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để các nhóm, lớp đảm bảo được điều kiện chăm sóc trẻ đạt hiệu quả. Vấn đề này phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Tiền Hải đã tham mưu UBND huyện có công văn số 348 chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra và xoá bỏ nhóm lớp không đủ điều kiện chăm sóc trẻ.

b. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục:

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, tính đến hết kỳ I năm học 2015-2016 toàn huyện 464 (100%) các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN của Bộ, 2113 (91%) trẻ nhà trẻ, 9009 (97,6% trẻ mẫu giáo được nuôi ăn bán trú, 100% trẻ đến trường được cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở cả 2 thể thấp còi và nhẹ cân đều giảm còn dưới 4%. 100% trẻ được đảm bảo an toàn cả thể chất lẫn tinh thần.

c. Chất lượng đội ngũ CBQL,GV,NV:

Chất lượng đội ngũ CBQL,GV,NV được nâng lên rõ rệt, từng bước được đào tạo chuẩn hoá và bồi dưỡng trình độ CM trên chuẩn đáp ứng yêu cầu của Bộ GDĐT, đến nay toàn huyện có 1164 CBGV, NV đang trực tiếp làm công

tác giảng dạy trong các trường mầm non, 317 CBQL,GV,NV trong biên chế nhà nước (27,2%) trong đó 106 CBQL, 585 GV (50,2%) được hợp đồng BHXH, 262GV(22,6%) chưa được hợp đồng bảo hiểm. Trình độ chuyên môn của đội ngũ đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 68,6% tăng so với cùng kỳ năm trước 17%. Chế độ của đội ngũ được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước giúp chị em phấn khởi yên tâm công tác, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị có tinh thần, ý thức phấn đấu vươn lên.

d. Cơ sở vật chất trang thiết bị:

Ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng bằng mọi nguồn kinh phí, xây dựng đều đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của trường chuẩn quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại toàn huyện có 26/36 trường đạt chuẩn quốc gia (72,3%) trong đó có 6/16 trường (16,6%) trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, có 13/36 trường (36,1%) được đánh giá ngoài và đều được công nhận đạt cấp độ 3. Trang thiết bị dạy học hiện đại và đồ chơi ngoài trời được đầu tư mua sắm nhiều hơn phục vụ cho việc tố chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi của trẻ tốt hơn.

Công tác xã hội hoá GDMN ngày càng được các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm, các bậc cha mẹ quan tâm chăm lo cho cấp học cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần làm thay đổi diện mạo các nhà trường.

e. Thực trạng huy động trẻ đến trường:

Sự nghiệp phát triển GDMN huyện Tiền Hải trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt về các mặt song chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế - xã hội ở địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới GD-ĐT, nhất là công tác huy động số lượng trẻ đến trường. Nhiều năm qua vẫn trong tình trạng tỷ lệ huy động thấp nhất trong toàn tỉnh, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ. Có nhiều xã tỷ lệ trẻ mới chỉ đạt dưới 30% dân số độ tuổi, trong khi tỷ lệ huy động bình quân chung của tỉnh: Nhà trẻ 57%, Mẫu giáo 97%. Đây là bài toán khó đối với giáo dục mầm non Tiền Hải trong nhiều năm qua mặc dù Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiền Hải đã có nhiều biện pháp tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các nhà trường tích cực tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường đầu tư CSVC,

các hệ điều kiện để thu hút tối đa số lượng trẻ đến trường song tỷ lệ trẻ đến các trường mầm non còn quá thấp, nhất là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ.

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng một số trường còn hạn chế, bếp ăn còn tạm bợ, chưa đảm bảo quy trình một chiều, các hệ điều kiện, môi trường học tập chưa đầy đủ, cảnh quan nhà trường chưa đẹp nên chưa thu hút và thuyết phục được phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Một số CBQL, GV năng lực hạn chế chưa xứng tầm với trình độ đào tạo, công tác tham mưu chưa hiệu quả.

* Đánh giá chung Mặt mạnh:

Trong những năm gần đây các nhà trường được đón nhận sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền, sự đồng thuận của xã hội và cử nhân dân. Quy mô, mạng lưới ngày càng phát triển, đã có nhiều biện pháp tích cực trong thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền vận động tới nhân dân, các bậc phụ huynh cho con em tới trường nên tỷ lệ trẻ vào học trong các trường mầm non đối với độ tuổi mẫu giáo vẫn duy trì ổn định và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường ngày càng được đầu tư một cách đồng bộ. Trình độ chuyên môn được trẻ hoá , chuẩn hoá, số CBQL, GV đạt trình độ chuyên môn chuẩn 100%, trên chuẩn 68,6%, các chế độ chính sách cho đội ngũ được đảm bảo. Công tác quy hoạch đội ngũ, sử dụng đội ngũ được đảm bảo khá tốt. Việc đào tạo bồi dưỡng được quan tâm. Đội ngũ giáo viên mầm non tận tình, tâm huyết với nghề, có ý chí phấn đấu vươn lên.

Hạn chế: Việc quy hoạch và sử dụng đội ngũ chưa thật hiệu quả, chưa thường xuyên. Số lượng GVMN còn thiếu so với quy định. Công tác đào tạo bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Chất lượng chuyên môn không đồng đều giữa các khu, các nhà trường. CSVC một số nhà trường xuống cấp chưa đáp ứng với nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Một số CBQL, GV chưa phát huy hết tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công việc, chưa tích cực tham mưu để được đầu tư CSVC và đội ngũ.

Nguyên nhân của hạn chế:

Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non chưa đủ mạnh, các hoạt động tập thể quảng bá về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ của một số trường mầm non, của cấp học chưa nhiều.

Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, các khoản tiền học phí, ăn nghỉ và đồ dùng học tập cha mẹ đều phải đóng góp.

Cơ sở vật chất và các hệ diều kiện một số trường chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cụ thể còn 10 trường/36 trường (27,7%) chưa đạt chuẩn quốc gia vì thiếu phòng học và các phòng chức năng, khuôn viên trường lớp, môi trường học tập chưa hấp dẫn, chất lượng CSND chưa đáp ứng được nhu cầu, việc CSGD trong nhà trường ở một số đơn vị chưa thực sự gây niềm tin đối với cha mẹ học sinh.

Việc sắp xếp, bố trí lao động chưa hợp lý, thời gian CSGD trẻ chủ yếu thực hiện theo giờ hành chính mà chưa có giải pháp phù hợp với địa phương về đón và trả trẻ nên khó khăn cho cha mẹ trẻ ở các khu công nghiệp đi làm theo ca kíp.

Một bộ phận CBQL, GV năng lực yếu công tác tham mưu chưa hiệu quả, thiếu đội ngũ giáo viên theo định biên, 22,6% số giáo viên đang trực tiếp làm công tác CSGD trong các trường mầm non chưa được tham gia BHXH.

Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)