Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trong huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 52 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trong huyện

Bảng 2.4: Chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non

Năm học Tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới chuẩn

2012- 2013 881 170 231 463 17

2013-2014 1046 181 322 535 8

2014-2015 1113 311 399 401 2

2015-2016 1164 349 449 366 0

Bảng 2.5: Chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tiền Hải

T/số

Phân theo hệ đào tạo Phân loại theo năng lực (Số được KT)

Đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới

chuẩn Tốt Khác Đạt yêu cầu SL % SL % SL % sl % SL % SL % SL % 1164 349 30 449 38,6 366 31,4 0 284 48,5 260 44,4 41 7,1

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Tiền Hải)

Qua số liệu trên cho thấy 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ tương đối cao (68,6%). Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập của huyện Tiền Hải có trình độ đào tạo chuyên môn tương đối cao.

Kết quả xếp loại năng lực chuyên môn, có 48,5% giáo viên xếp loại tốt và 44,4% xếp loại khá. Trong đó một số giáo viên tuổi cao nhưng vẫn tích cực tiên phong trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy. Số giáo viên trẻ cũng rất có ý thức vươn lên về mọi mặt, nỗ lực học tập nâng cao trình độ. Số giáo viên hợp đồng được đào tạo chính quy, tiếp cận nhanh với các phương tiện dạy học hiện đại, có năng lực chuyên môn vững, nhanh chóng áp dụng phương pháp mới trong dạy học.

Về phẩm chất chính trị, tư tưởng; đạo đức lối sống và chấp hành quy chế, quy định của Ngành.

Theo đánh giá của phòng GD&ĐT huyện Tiền Hải và các ban ngành, đoàn thể thì đại đa số giáo viên mầm non ở các nhà trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế cơ quan cũng như sự chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Quá trình công tác luôn cố gắng trong tự học tập, rèn luyện

giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

ĐNGV tận tụy với nghề, năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, có ý thức đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Tích cực tham gia các cuộc vận động lớn trong ngành, như việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Dân chủ, Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. ĐNGV các trường có lối sống giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, với học sinh, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và trong cuộc sống. Có mối quan hệ tốt với khu dân cư và tổ đảng nơi cư trú.

Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về phẩm chất ĐNGV

T

T Phát triển phẩm chất ĐNGV

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Lập trường tư tưởng chính trị

vững vàng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

94 67,6 44 31,7 1 0,7

2 Có ý thức tổ chức kỉ luật cao, chấp

hành tốt quy định của ngành, nội quy, quy định của nhà trường, ý thức kỉ luật lao động cao.

74 53,2 61 43,9 4 2,9

3 Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống

trong sáng, lành mạnh 110 79,1 29 20,9

4 Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, tự

phê bình và phê bình. 63 45,3 73 52,5 3 2,2

5 Có tinh thần đoàn kết, nhân ái,

tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống.

114 82,0 25 18,0

6 Gắn bó, tận tuỵ, tâm huyết với

nghề, có trách nhiệm cao với công

việc được giao. 64 46,0 74 53,3 1 0,7

7 Hiểu biết, tôn trọng, gần gũi và

thương yêu học sinh, bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của HS. 45 32,4 93 66,9 1 0,7

Từ bảng xếp loại ĐNGV hàng năm và tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia trên cho thấy: hầu hết các tiêu chí xếp loại khá, tốt đều đạt từ 90% trở lên, trong đó tiêu chí 3 và 5 tỷ lệ khá, tốt đạt 100%. Điều đó chứng

tỏ ĐNGV mầm non trong huyện có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, tận tuỵ, gắn bó với nghề và có uy tín cao trong học sinh và nhân dân; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, có nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những phẩm chất đạo đức của ĐNGV được đánh giá cao, điều đó cũng có nghĩa là đạo đức của người người giáo viên phải chuẩn mực. Song bên cạnh đó vẫn còn những cán bộ quản lý, giáo viên cần phải cố gắng hơn trong việc chấp hành ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành quy định của ngành, nội quy, quy định của nhà trường, ý thức kỉ luật lao động. Việc tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình đôi lúc chưa cao, chưa tự giác. Các ý kiến qua phiếu điều tra cũng đúng với thực trạng cán bộ quản lý mầm non của huyện. Đây cũng là vấn đề cần phải tìm ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Về số lượng và cơ cấu:

Nhìn chung toàn cấp học tương đối đảm bảo về cơ cấu. Tính cả

hợp đồng xấp xỉ 2 GV/ Lớp (Riêng mẫu giáo 5 tuổi đủ 2GV/lớp).

Số lượng giáo viên hàng năm đều tăng nhưng tỷ lệ không cao (chỉ hơn 1%/năm). Nhiều trường thiếu giáo viên phải tự hợp đồng. Hiện nay giáo viên Mầm non toàn huyện thiếu khoảng trên 200 (Các trường đã nhận hợp đồng). Điều này đã gây không ít khó khăn trong việc phân công giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Bảng 2.7: Thống kê số lượng, cơ cấu ĐNGV mầm non Định mức được giao T/số hiện Thừa Thiếu

Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên

Cần Có Thừa Thiếu Cần Thừa Thiếu Cần (KT VT. TQ) Thiếu CP 1164 902 262 106 106 847 585 262 36 36

Nguyên nhân thiếu giáo viên là do số học sinh hàng năm tăng lên nhanh chóng; trong khi đó công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV hầu như không đủ để bố trí theo nhu cầu của các nhà trường. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp thì chuyển ngành khác có mức lương cao hơn, số ít giáo viên đã công tác lâu năm hoặc khi về nghỉ hưu thì chưa đủ số năm đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngành giáo dục chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút giáo viên

tốt nghiệp loại giỏi các trường sư phạm về công tác tại huyện mình. Công tác tuyển dụng GV của tỉnh chưa kịp thời, nguồn kinh phí của tỉnh không đáp ứng kịp thời để tuyển dụng giáo viên nên giáo viên mầm non còn thiếu (Cả tỉnh đều trong tình trạng này).

Bảng 2.8: Kết quả tự đánh giá về kiến thức của đội ngũ giáo viên trường mầm non huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

TT Kiến thức Mức độ Tổng điểm X Thứ bậc Tốt (3) TB (2) Yếu (1)

1 Kiến thức cơ bản về giáo

dục mầm non 87 63 387 2,58 4

2 Kiến thức về chăm sóc sức

khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non 98 52 398 2,65 2

3 Kiến thức cơ sở chuyên

ngành 90 60 390 2,60 3

4

Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non

105 45 405 2,70 1

5

Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến giáo dục mầm non

94 47 9 385 2,51 5

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giáo viên Mầm non huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, về lĩnh vực "Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non" được thực hiện tốt nhất, X = 2,70 xếp thứ 1 trong tổng số 5 tiêu chí. Như vậy, có thể nói đội ngũ giáo viên Mầm non huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nắm bắt đầy đủ phương pháp phát triển thể chất, phát triển tình cảm - xã hội, phát triển thẩm mỹ, tổ chức hoạt động chơi, phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

Về lĩnh vực kiến thức được đánh giá ở mức tốt với X = 2,58

Yêu cầu "Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi Mầm non" xếp thứ 2 trong tổng số 5 yêu cầu, X = 2,65. Giáo viên Mầm non huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình luôn ở tư thế sẵn sàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng trẻ, phải

đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý như chăm sóc và động viên cháu ăn hết suất, đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp theo lứa tuổi. Qua đó trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể như biết rửa tay, lau tay, mặt trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh xong và khi tay bị bẩn. Biết chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tập cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp giữa cô và bạn và văn hoá giao tiếp với mọi người xung quanh. Hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, biết bảo vệ môi trường như không vứt rác, không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên cỏ cây, biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh, yêu quý vật nuôi.

Yêu cầu về “Kiến thức cơ sở chuyên ngành” có điểm trung bình là X = 2,60 được đánh giá là tốt và xếp thứ 3 trong 5 tiêu chí.

Bên cạnh những yêu cầu được thực hiện tốt nhất thì "Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến giáo dục Mầm non", là yêu cầu xếp thứ bậc thấp, có điểm trung bình X = 2,51. Vì có một bộ phận giáo viên chưa thức sự nắm bắt, vận dụng linh hoạt những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến giáo dục Mầm non, vào quá trình giáo dục trẻ.

Như vậy, giáo viên Mầm non của các trường trong huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, mặc dù còn nhiều thiếu thốn về vật chất nhưng luôn đảm bảo thức hiện tốt các yêu cầu truyền tải hết mình những kiến thức, kỹ năng tiêu chuẩn cơ bản đến với tất cả các học sinh, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, luôn không ngừng phấn đấu rèn luyện để có kiến thức sâu rộng nhằm truyền tải đến cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên luôn trung thành với chính bản thân mình, không làm điều gì để ảnh hưởng đến phẩm chất danh dự của người giáo viên như ngôn phong, tác phong đúng đắn, sống có văn hoá và xây dựng gia đình văn hoá hạnh phúc.

Trong công tác giáo dục, các giáo viên Mầm non đều hiểu rõ trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương về tâm lý, do đó giáo viên mầm non phải biết các đặc điểm tâm lý chung củ lứa tuổi và đặc điểm riêng của từng trẻ ở từng độ tuổi. Giáo viên luôn làm tròn trách nhiệm đối với trẻ, biết yêu thương trẻ, tôn trọng ý kiến

của trẻ, giữ lời hứa với trẻ và không bao giờ xúc phạm nhân cách trẻ làm ảnh hưởng, tổn thương đến tâm lý trẻ. Trên lớp cũng thường xuyên tổ chức đầy đủ các hoạt động của lớp theo kế hoạch, nội dung hoạt động nhà trường đã đề ra, không bỏ giờ hoặc cắt xén các giờ hoạt động của trẻ để làm việc riêng. Luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được vui chơi thoải mái và cô phải luôn bên cạnh trẻ để giúp đỡ trẻ khi cần thiết hoặc xử lý các tình huống kịp thời xảy ra trong quá trình hoạt động của trẻ.

Thực hiện theo chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của trường; bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em; gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; rèn luyện đạo đức, häc tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện các quyết định của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục; thực hiện các quy định khác của pháp luật.

Qua đó cũng cho thấy, huyện Tiền Hải có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên mầm non, có nhiều điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên cho Huyện.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, các trường mầm non còn một số hạn chế như: Số lượng giáo viên mầm non ở một số trường còn thiếu. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ đôi lúc còn mang tính chất đối phó, hời hợt, thiếu tính thực tế. Khi bồi dưỡng cho giáo viên chưa có sự chú trọng đến đối tượng riêng các giáo viên mà thường bồi dưỡng chung đại trà. Các đợt bồi dưỡng chưa chú trọng áp dụng các phương pháp nhằm kích thích tính tích cực của người học hoặc quá lạm dụng vào công hệ thông tin. Sau các đợt bồi chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá kịp thời. Việc lưu giữ và sử dụng các sản phẩm bồi dưỡng cho giáo viên chỉ mang tính chất ngẫu hứng mà chưa được xác định như là việc cần làm và bắt buộc khi bồi dưỡng.

Nguyên nhân cơ bản của các tồn tại đó là do: Một số cán bộ quản lý và giáo viên mầm non chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ của đơn vị mình. Cá nhân những giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và chưa chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để đón nhận việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực. Ban Giám hiệu chưa chú trọng, chưa tích cực kiểm tra giáo viên để giúp đỡ họ vươn lên trong công tác. Năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ của Hiệu trưởng các nhà trường thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa chủ động tích cực học hỏi và chưa mạnh dạn dám làm, dám đổi mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng kịp thời.

Sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cơ quan chức năng và UBND ở một số xã chưa cao, có nhiều nơi chưa làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Hiệu quả một số công việc, nhất là việc tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo viên, quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và hiệu quả còn hạn chế. Công tác triển khai các văn bản về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh, của sở, của phòng và của các cấp ở một số trường còn chậm, sự vận dụng thiếu sáng tạo, chủ động, công tác quản lý một số trường chưa chủ động, còn chung chung nên kết quả còn hạn chế.

Một số GV ngại tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học, chưa thật tự giác, chủ động trong giảng dạy và học tập nên chất lượng giảng dạy chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)