Cải thiện, hệ thống hóa quy định và quy trình tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 109)

Để nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ, cạnh tranh với các ngân hàng khác, BIDV cần hoàn thiện và hệ thống hóa các quy trình quy định liên quan đến hoạt động tài trợ XNK theo hướng giảm nhẹ công tác quản lý, hướng tới khách hàng nhưng vẫn đảm bảo rủi ro. BIDV cần đưa ra những quy trình cụ thể và chặt chẽ, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tránh sự chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện của Chi nhánh. Quy định tài trợ hiện nay của BIDV đang được ban hành có hiệu lực vào năm 2014, tuy đã có những điều chỉnh trên cơ sở giảm bớt các mẫu biểu, rút gọn hơn các quy định trước song vẫn còn khá rườm rà và chưa mang tính hệ thống hóa. Ngoài ra, BIDV cần nghiên cứu để cải thiện sự phối hợp giữa các phòng ban trong quy trình xử lý trên cơ sở rút ngắn thời gian xử lý giao dịch gia tăng tính cạnh tranh.

3.4.3.3 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, đầu tƣ đổi mới công nghệ

Đối với ngành ngân hàng, khoa học công nghệ có thể được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, nó không chỉ là yếu tố giúp đánh giá sự chuyên nghiệp của ngân hàng mà còn là lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiệp vụ tài trợ XNK không chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà là giao dịch giữa các chủ thể ở những quốc gia khác nhau. Vì thế các ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ hiện đại, phần mềm xử lý và thực hiện giao dịch nhanh chóng giúp trao đổi thông tin kịp thời và chính xác nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao và an toàn trong hoạt động.

BIDV cần tiếp tục nâng cấp máy móc thiết bị, trang bị thêm các thiết bị hiện đại, đủ công suất thích hợp với chương trình phần mềm giao dịch, đảm bảo xử lý thông tin thông suốt ngay cả trong những tình huống phức tạp và giờ cao điểm. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin đúng hướng, đồng bộ, hiệu quả có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.

Xây dựng kế hoạch nối mạng giao dịch với khách hàng, trước mắt là đối với các khách hàng DN XNK nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu quản lý tài

chính cũng như gia tăng các tiện ích trong việc theo dõi các giao dịch XNK đến khách hàng.

Hiện nay, chương trình xử lý và thực hiện các giao dịch XNK của BIDV- Trade Finance System vẫn còn hoạt động trên hệ điều hành cũ chưa bắt kịp xu thế phát triển web-based đang được các ngân hàng nước ngoài sử dung. BIDV cần nghiên cứu nâng cấp và xây dựng chương trình vận hành mới đẩy nhanh tiến độ xử lý giao dịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng và cả ngân hàng.

3.4.3.4 Củng cố xây dựng thƣơng hiệu và mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, BIDV cần xây dựng hình ảnh về sự khác biệt, là điểm đến tin cậy tạo sự tin tưởng cho các khách hàng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Qua đó, đưa thương hiệu BIDV ngày một vươn xa trên thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, BIDV cần phải tận dụng mọi cơ hội và không ngừng mở rộng quan hệ đại lý, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính ở nhiều quốc gia khác nhau tạo tiền đề phát triển hoạt động tài trợ XNK.

3.4.3.5 Xây dựng kênh thông tin trực tuyến dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Việc phát triển hoạt động tài trợ XNK gắn liền xây dựng kênh thông tin trực tuyến cho các DN XNK sẽ tạo nên bước phát triển vượt bậc trong hoạt động tài trợ XNK tại BIDV. Qua đó, xây dựng các hoạt động hỗ trợ khách hàng trên mạng xã hội giúp khách hàng XNK có kênh tương tác thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch. Tại đây các thắc mắc, phản hồi của khách hàng sẽ được xử lý, giải đáp tận tình hiệu quả đồng thời có thể tích hợp các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ như: quản lý dòng tiền, thu chi hộ, đầu tư liên kết …sẽ được đồng bộ hóa đến các khách hàng. Thực hiện được các giải pháp mang tính toàn diện và hiện đại này chắc chắn sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động phát triển tài trợ XNK tại BIDV.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng thương mại tại chương 1 và phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp tại chương 2 với những mặt được, hạn chế nguyên nhân của những hạn chế luận văn đã đề ra 3 nhóm giải pháp trong Chương 3 bao gồm : nhóm giải pháp phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp, nhóm giải pháp phối hợp từ phía khách hàng và nhóm giải pháp hỗ trợ từ BIDV HSC, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Qua đó, góp phần phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Như vậy hoạt động tài trợ xuất nhập đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các giao dịch thương mại cũng như nền kinh tế nói chung. Đối với BIDV Đồng Tháp, việc phát triển hoạt động này không những có ý nghĩa to lớn trong góp phần vào nguồn thu của ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng mà còn góp phần vào việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Với mong muốn góp phần phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất là khái quát những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động này.

Thứ hai là các dẫn chứng phân tích tình hình phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp trong giai đoạn 2013- 2015, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Thứ ba là từ những thực trạng nêu trên luận văn đề xuất các nhóm giải pháp phối hợp và hỗ trợ nhằm phát triển hoạt động này tại BIDV Đồng Tháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. BIDV 2013, Báo cáo nền khách hàng BIDV năm 2013.

2. BIDV 2014, Báo cáo nền khách hàng BIDV năm 2014.

3. BIDV 2015, Báo cáo nền khách hàng BIDV năm 2015.

4. BIDV 2015, Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động tài trợ XNK của Ban Khách hàng Doanh nghiệp lớn BIDV năm 2015.

5. BIDV Đồng Tháp 2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Đồng Tháp năm 2013.

6. BIDV Đồng Tháp 2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Đồng Tháp năm 2014.

7. BIDV Đồng Tháp 2015, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Đồng Tháp năm 2015.

8. Đồng Tháp 2013, Niên giám thống kê năm 2013.

9. Đồng Tháp 2014, Niên giám thống kê năm 2014.

10.Đồng Tháp 2015, Niên giám thống kê năm 2015.

11.Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đồng Tháp 2015, Báo cáo cơ cấu tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2015.

12.Sở Công Thương Đồng Tháp 2015, Báo cáo các mặt hàng xuất khẩu năm 2015. 13.Lê Phan Thị Diệu Thảo, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Phước Kinh Kha và Vũ Thị Hải Minh năm 2013, Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Phương Đông,TP Hồ Chí Minh.

14.Lê Nam Phương 2013, “Hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu – cơ hội và thách thức”, Tạp chí kinh tếđối ngoại số 86, trang 67-69

15.Nguyễn Thu Trang 2014, “Hướng tới Doanh nghiệp XNK vừa và nhỏ - Minh định

chiến lược khách hàng tiềm năng”, Bản tin Đầu tư và Phát triển của Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam số 189 trang 25-27

16.Nguyễn Thị Bích Hạnh 2014, Hoạt động tài trợ xuất nhập tại Ngân hàng TMCP Á

17.Nguyễn Văn Hải 2013, Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến năm 2013, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Vân Hà 2015, “Tiêu chí đo lường chất lượng các hoạt động tài trợ XNK” Bản tin Đầu tư và Phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam số 128 trang 23-26.

20. Quy trình, quy định nội bộ của BIDV liên quan hoạt động tài trợ XNK

21.Trần Lan Hương, Trần Tuấn Linh 2012, “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển số Đặc biệt, trang 93-101

22.Trần Thanh Trúc 2014, Phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

23.Võ Thanh Tiến 2014, “Hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng nước ngoài”,Tạp chí kinh tế Việt Nam số 35 trang 13-15

24.UCP 600 bản dịch tiếng Việt

25. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

1. Abdulkader Bazara, 2012, On financing under a sight LC, International Journal

of Economics and Finance.

2. Chrinko, S.R and Moles.2012, Strategy on exports and imports, Journal of

PHỤ LỤC 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

- Tên gọi và trụ sở:

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Viet Nam JSC, Dong Thap Branch.

Địa chỉ: số 12A Đường 30/04 – Phường 1- TP Cao Lãnh- Đồng Tháp.

1. Lịch sử phát triển:

- Giai đoạn 1977-1980:

Được thành lập với nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách, cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các công trình xây dựng đất nước thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Từ năm 1977 đến 1980, BIDV Đồng Tháp đã cấp phát vốn kiến thiết cơ bản gần 430 công trình từ TP Cao Lãnh cho đến các vùng sâu, vùng xa ở Lấp Vò, Lai Vung, Thanh Bình,…tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà máy, nông trường. Tổng vốn đầu tư đã cấp phát trong giai đoạn 1977 – 1980 gần 150 triệu đồng.

- Giai đoạn 1981-1990:

Bắt đầu từ năm 1981, những cơ chế đổi mới quản lý kinh tế xuất hiện và chuyển dần từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh tế độc lập, đã tạo điều kiện cho BIDV nói chung và BIDV Đồng Tháp nói riêng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tháng 06/1981, Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Sở Tài chính được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Tháp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kế hoạch Nhà nước, đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp.

Từ năm 1981 đến năm 1990, lực lượng nhân sự của BIDV Đồng Tháp được tăng cường với 118 người, tăng gần 100 người so với giai đoạn khởi đầu. Đã cung ứng hơn 1.500 tỷ đồng cho hơn 1.000 công trình trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng giao thông và phúc lợi xã hội. Bộ mặt kinh tế - xã hội Đồng Tháp thay đổi và ngày càng tốt hơn trong đó có sự nỗ lực vượt khó đóng góp của BIDV trong giai đoạn này.

- Giai đoạn 1990-2000:

Tháng 11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) theo quyết định số 401-CT ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Theo quyết định số 105-NH/QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Đồng Tháp cũng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp, tên gọi tắt là BIDV Đồng Tháp cũng được khách hàng nhận biết từ giai đoạn lịch sử này. Hoạt động của BIDV Đồng Tháp đã thật sự là hoạt động của Ngân hàng thương mại. Năm 1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 2001 đến 2015:

Đây là giai đoạn tạo đột phá trên nhiều bình diện về năng lực tài chính, về công nghệ, về tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ và hiện đại.

Trong hơn 10 năm thực hiện đột phá, cùng với toàn hệ thống, BIDV Đồng Tháp luôn hoạt động an toàn - hiệu quả - phát triển bền vững. Trong giai đoạn này, BIDV Đồng Tháp đã đầu tư nhiều công trình góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá trên địa bàn tỉnh và các công trình đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Ngoài ra, BIDV Đồng Tháp còn mở rộng việc đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đến tháng 5/2012 BIDV chính thức cổ phần hóa với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, BIDV Đồng Tháp cũng được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.

Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; tạo sự thúc đẩy để cũng cố trở thành một NHBL hiện đại và được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bên cạnh thế mạnh vốn có của một ngân hàng bán buôn hàng đầu Việt Nam. BIDV Đồng Tháp nói riêng và BIDV nói chung cũng không ngừng phát triển hoạt động bán lẻ đi đôi với các hoạt động bán buôn một cách cân đối hài hòa.

2. Sơ đồ tổ chức

Bộ máy tổ chức của BIDV Đồng Tháp hiện nay : gồm Ban giám đốc và 5 khối nghiệp vụ, 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh và

khắp các huyện thị trên địa bàn.BIDV Đồng Tháp hiện có 187 cán bộ nhân viên. Trong đó có 2% trình độ trung cấp, 95% trình độ đại học, 5% trình độ sau đại học.

PHỤ LỤC 2: ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG SẢN PHẨM TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 1. Đối với sản phẩm tài trợ xuất khẩu

1.1 Cho vay hỗ trợ xuất khẩu

- Có tư cách pháp nhân, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được phép hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo qui định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời khách hàng có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu.

- Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt trong 03 năm liền kề, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn tại BIDV hoặc các TCTD khác.

- Khách hàng được XHTDNB từ BB trở lên. Trường hợp khách hàng chưa đủ điều kiện XHTDNB thì đối chiếu sự phù hợp với chính sách khách hàng tại từng thời điểm.

- Hàng hóa xuất khẩu không bao gồm hàng hóa là dịch vụ và thuộc các mặt hàng không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)