Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ giao dịch, đảm bảo “một cửa”, nhanh chóng, tập trung vào tính năng sản phẩm và tiện ích giao dịch cho khách hàng. Qua đó, kiểm soát rủi ro tài chính trong quy trình cung cấp sản phẩm và tương tác giữa khách hàng với ngân hàng. Xem xét tích cực triển khai thí điểm cơ chế giao dịch TTTM XNK theo hạn mức đối với nhóm khách hàng quan trọng và tiềm năng. Triển
khai các sản phẩm mới như bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu trọn gói, UPAS L/C, UPAS D/A nhờ thu (L/C nhập khẩu trả chậm cho phép thanh toán trả ngay, nhờ thu nhập khẩu trả chậm cho phép trả ngay) đến khách hàng…
Xây dựng chính sách tổng thể và đồng bộ, bao gồm: xác định tổng nguồn vốn hàng năm cho TTTM XNK tương ứng với kịch bản tăng trưởng doanh số. Phân bổ nguồn vốn tài trợ một cách hợp lý theo nhóm khách hàng (khách hàng chủ chốt, khách hàng phổ thông) mặt hàng tài trợ, sản phẩm…
Về ngoại tệ, dựa vào nhóm khách hàng để đưa ra mức tỷ lệ phù hợp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho chi nhánh cụ thể :
- Đối với nhóm khách hàng chủ chốt: đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tại mọi thời điểm vơi tỷ giá cạnh tranh tối thiểu ngang bằng các đối thủ cạnh tranh chính (Vietcombank, Vietinbank, Eximbank…) đảm bảo xử lý linh hoạt, hài hòa lợi ích BIDV Đồng Tháp và khách hàng hướng tới mục tiêu quan hệ lâu dài và bền vững. Riêng đối với các khách hàng nhập khẩu có thể triển khai sản phẩm UPAS L/C, UPAS nhờ thu nhằm giảm áp lực ngoại tệ khi khách hàng được mua hàng trả chậm trong khi đối tác được thanh toán ngay trên nguồn vốn ưu đãi mà các Ngân hàng đại lý cấp cho BIDV.
- Đối với nhóm khách hàng phổ thông: ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu ngoại tệ của khách hàng tốt, có giao dịch thường xuyên hoặc mang lại tối thiểu 10% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho chi nhánh với tỷ giá linh hoạt, cạnh tranh, gắn với hiệu quả kinh doanh tổng thể của khách hàng.
- Ngoài ra, để nâng cao tỷ lệ tự cân đối ngoại tệ, BIDV Đồng Tháp cần thu hút thêm khách hàng xuất khẩu theo định hướng phát triển mới của tỉnh như xuất khẩu các mặt hàng đặc sản của tỉnh như : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bánh phồng tôm Sa Giang, khô cá lóc, cá sặc rằn…Theo Báo cáo các mặt hàng xuất khẩu năm 2015 của Sở công thương Đồng Tháp hiện nay xoài ở Cao Lãnh bình quân xuất khẩu từ 200-300 tấn/tháng ra thị trường Nhật, Hàn Quốc, HongKong, New Zealand… Riêng Hợp tác xã Mỹ Xương nơi cung ứng sản
lượng xoài nhiều nhất tỉnh, trong năm 2014 khởi đầu xuất khẩu 275 tấn xoài ra nước ngoài đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, cần tích cực tìm kiếm khách hàng có nguồn thu hoặc nhu cầu thanh toán và giao dịch nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Chú trọng tăng cường tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ lãi suất cạnh tranh từ các ĐCTC nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình TTTM của BIDV HSC đồng thời triển khai sản phẩm liên kết (bao thanh toán, UPAS L/C, UPAS nhờ thu…) Đặc biệt, lựa chọn đối tác chiến lược có thế mạnh về phát triển dịch vụ nói chung và TTTM XNK nói riêng để khai thác, phát huy kinh nghiệm và hỗ trợ về nguồn vốn, chuyển giao kỹ thuật trong hoạt động tài trợ XNK.
Về lãi suất cho vay, BIDV Đồng Tháp cần linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như:
- Đối với nhóm khách hàng chủ chốt: duy trì mức lãi suất cạnh tranh tối thiểu ngang bằng các đối thủ cạnh tranh chính (Vietcombank, Vietinbank, Eximbank…)
- Đối với nhóm khách hàng phổ thông : áp dụng lãi suất phân tầng theo doanh thu luân chuyển về BIDV Đồng Tháp dựa trên nguyên lý lợi thế nhờ quy mô, đảm bảo nguyên tắc tổng hòa lợi ích: tổng lợi nhuận thu được từ khách hàng lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận thu được trước khi (hoặc không) áp dụng chính sách gắn với duy trì hoặc gia tăng quy mô giao dịch của khách hàng tại BIDV Đồng Tháp kết hợp gia tăng bán chéo sản phẩm, cung cấp dịch vụ khép kín.
Cùng với sự phát triển hoạt động ngoại thương của Việt Nam, nhu cầu về tài trợ XNK của các DN XNK ngày càng đa dạng. Cùng với các hình thức giao hàng, có rất nhiều loại chi phí phát sinh mà ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp được như cước phí vận tải quốc tế, thuế nhập khẩu, chi phí dịch vụ khai báo hải quan, chi phí kho bãi, phân loại hàng, chi phí vận chuyển nội địa… Thông thường các đại lý giao nhận hàng sẽ chi trả những chi phí này và ghi nợ cho doanh nghiệp. BIDV Đồng
Tháp cần nghiên cứu liên kết hợp tác với các đại lý vận tải, giao nhận hàng hóa để cung cấp sản phẩm tài trợ trọng gói cho các DN XNK.
Phát triển và hoàn thiện các dịch vụ giá trị gia tăng: tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ, cung cấp thông tin thị trường, đối tác, cung ứng báo cáo thông tin chuyên đề (báo cáo dự báo kinh tế ngành, kinh tế địa phương, dự báo kinh tế vĩ mô, thông tin dự báo lãi suất/ tỷ giá…)