Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 78)

Một là, BIDV Đồng Tháp không được các đối thủ cạnh tranh và khách hàng đánh giá cao về nhận diện thương hiệu trong hoạt động tài trợ thương mại XNK. Thay vào đó, Vietcombank,Vietinbank, Eximbank là các ngân hàng được đánh giá tốt về thương hiệu và danh tiếng do tính truyền thống và truyền thông hiệu quả.

Hai là, quy mô hoạt động tài trợ XNK chưa được tương xứng với tiềm năng và đà phát triển của BIDV Đồng Tháp, có thể thấy hoạt động tài trợ thương mại XNK của

BIDV Đồng Tháp còn yếu. Thu lãi vay từ hoạt động tài trợ XNK chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong thu lãi cho vay của chi nhánh.

Ba là, xu hướng phát triển công nghệ thông tin mang tính tương tác với khách hàng đang được đánh giá cao. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa có những đặc điểm nổi bật đáng chú ý nhằm thu hút khách hàng.

Bốn là, chính sách bán hàng và công tác bán hàng còn yếu. Hoạt động marketing vẫn chưa được xem xét đúng mực.

Năm là, hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng còn bị hạn chế một phần phụ thuộc vào khách hàng. Khách hàng chưa hiểu rõ về tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ của NHTM cung ứng trên thị trường. Tâm lý chung của khách hàng vẫn ngại các thủ tục trong quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ, e dè trong các thay đổi so với truyền thống.

Sáu là, số lượng khách hàng tham gia hoạt động XNK có tăng qua các năm nhưng vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp hiện có. Hiện tại, BIDV Đồng Tháp còn phụ thuộc quá nhiều vào các khách hàng lớn, doanh số XNK còn phụ thuộc khá nhiều vào các mặt hàng XNK chủ lực truyền thống theo đặc trưng vùng miền như gạo, thủy sản... chưa tiếp cận khai thác hết các mặt hàng XK mới đang được Tỉnh Đồng Tháp ưu tiên phát triển như: xuất khẩu trái cây đặc sản (xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành...) sản phẩm sau gạo (bột các loại, thực phẩm chế biến bún, phở...), thủy sản chế biến (khô cá lóc, cá sặc rằn...)

Bảy là, BIDV Đồng Tháp đang tập trung tài trợ một cách không tương xứng vào các ngành nhập khẩu đã và đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiểu rủi ro như: xăng dầu, phế phẩm; trong khi, thiếu quan tâm và yếu về nền khách hàng trong các lĩnh vực có xu hướng tăng trưởng nhanh và ổn định trong thời gian qua như: đồ mỹ nghệ, linh kiện công nghệ điện tử, các sản phẩm thủy sản chế biến, các sản phẩm sau gạo…

Tám là, danh mục sản phẩm của BIDV khá toàn diện và đầy đủ nhưng tính cạnh tranh chưa cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm đã có nhưng chưa được khai thác hết, nhiều sản phẩm được xây dựng nhưng chưa đến với doanh nghiệp như sản phẩm bao thanh toán, UPAS L/C UPAS nhờ thu...Mặc dù, đây là những sản phẩm được đánh giá cao và tăng cường khả năng cạnh tranh cho BIDV Đồng Tháp với các đối thủ trên địa bàn bởi nhiều ưu điểm như tính năng của sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ biết đến và sử dụng các sản phẩm truyền thống.

2.5 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV ĐỒNG THÁP

2.5.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

2.5.1.1 Uy tín, thƣơng hiệu của BIDV Đồng Tháp

Trong thời gian qua, BIDV Đồng Tháp được biết đến nhiều hơn qua các phương tiện truyền thông báo chí, và các hoạt động tài trợ đầy ý nghĩa cao đẹp. Đó là những nỗ lực của BIDV Đồng Tháp trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh đặc biệt là sau khi cổ phần hóa đồng bộ tất cả các bảng hiệu, không gian giao dịch, đồng phục nhân viên trên toàn hệ thống… Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp và hình ảnh của Chi nhánh trong hoạt động tài trợ XNK còn chưa theo kịp nhiều ngân hàng thương mại đã có bề dày và định hướng phát triển hoạt động tài trợ XNK ngay từ khi thành lập. Tại địa bàn Đồng Tháp, khi nhắc đến hoạt động tài trợ XNK hầu hết mọi doanh nghiệp đều nghĩ đến Vietcombank, Vietinbank, Eximbank… và đề cập đến BIDV là mặc định cho vay đầu tư xây lắp, công trình, cầu đường…Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quy mô hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Chi nhánh cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

2.5.1.2 Chính sách tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp

Quy trình xử lý giao dịch qua nhiều khâu/ bước/ bộ phận làm kéo dài thời gian xử lý giao dịch. Xử lý phát hành một giao dịch phải qua 3 đến 5 bộ phận xử lý (quan

trợ thương mại) thậm chí đối với khách hàng đã được duyệt cấp hạn mức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan còn thiếu chặt chẽ do thiếu sự hỗ trợ một cách đồng bộ có liên kết của hệ thống Công nghệ thông tin.

Chính sách tài trợ XNK cho hoạt động tài trợ XNK là khá ít, và chưa đa dạng cho các mặt hàng riêng biệt, cụ thể cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp,trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu phát triển ngành hàng xoài trở thành ngành hàng trái cây xuất khẩu quốc gia góp phần nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng xoài, đồng thời sẽ là định hướng mới trong việc tăng giá trị xuất khẩu cho tỉnh. Thời gian tới, tỉnh sẽ thành lập Hội đồng Phát triển ngành hàng xoài với nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; làm đầu mối kết nối và tổng hợp các thông tin, đặc biệt chuyển tải thông tin đến đến các thành viên có liên quan trong hệ thống ngành hàng nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ. Chính vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng này sẽ là lợi thế to lớn gia tăng khách hàng, đa dạng hóa ngành hàng tài trợ góp phần mở rộng và phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp.

Chính sách tỷ giá, phí công bố tuy cơ bản cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác nhưng lại thiếu linh hoạt khi áp dụng cho từng khách hàng cụ thể. Khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá trong các thời điểm căng thẳng còn hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Ngoài ra, chính sách lãi suất cho vay bằng USD tại một số thời điểm kém cạnh tranh hơn các Ngân hàng nước ngoài và Vietcombank, Vietinbank, Sacombank…

BIDV Đồng Tháp chưa phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ: các dịch vụ ngân hàng như quản lý dòng tiền, thu chi hộ, tư vấn tài chính, đầu tư liên kết tài trợ…Đây cũng là mối quan tâm của các DN XNK về nhu cầu vay vốn. Thêm nữa, hoạt động XNK trong thời gian vừa qua trên địa bàn ngày càng phát triển, với nhiều chủ trương và chính sách xuất khẩu của tỉnh, nhu cầu tài trợ của các DN XNK sẽ càng ngày càng đa dạng. Có thể bắt đầu từ khâu xây dựng nhà xưởng mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục khai báo hải

quan… tất cả đều có thể phát sinh nhu cầu tài trợ từ phía ngân hàng. Đây sẽ là cơ hội tốt để BIDV Đồng Tháp đưa sản phẩm tài trợ xuất khẩu trọn gói đến các khách hàng tiềm năng. Nhiều ngân hàng như Techcombank, Eximbank, ACB… đã có chương trình liên kết với các công ty vận tải, giao nhận hàng hóa quốc tế cung cấp sản phẩm tài trợ trọn gói cho hoạt động sản xuất và giao nhận hàng hóa theo từng hợp đồng, từng đơn hàng của các DN XNK. Tại BIDV Đồng Tháp, hoạt động tài trợ XNK chỉ dừng lại việc tài trợ vốn, cung ứng sản phẩm dịch vụ đơn lẻ cho từng khách hàng DN XNK.

2.5.1.3 Sản phẩm tài trợ

Danh mục sản phẩm tính cạnh tranh chưa cao xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Hồ sơ giao dịch, thủ tục/ điều kiện đảm bảo tiền vay còn khá rườm rà, phức tạp mang nặng yếu tố quản lý nội bộ và quản lý rủi ro hơn hướng tới phục vụ khách hàng.

- Thiếu các sản phẩm thiết kế theo nhu cầu khách hàng/ ngành hàng trong khi đây là một xu hướng của thị trường.

- Thiếu sự hỗ trợ của một chính sách tài trợ XNK nhất quán và đồng bộ ( từ nguồn vốn, lãi suất, mua bán ngoại tệ và tỷ giá)

2.5.1.4 Nền tảng khách hàng

BIDV Đồng Tháp chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng, một số doanh nghiệp hiện nay vẫn đang cần vay vốn tài trợ XNK là rất lớn. Tuy nhiên, BIDV Đồng Tháp mới chỉ thực hiện cho vay với những khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp Nhà nước, các khách hàng lớn và một số ít khách hàng mới trong khi khối lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn của BIDV Đồng Tháp và đang gần như bỏ qua phân khúc nền khách hàng này. Theo Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2015, số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến 31/12/2014 là 2.275 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK là 685 doanh nghiệp tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013, tăng 30%

cùng kỳ năm 2012 và tăng gần gấp đôi số DN XNK so với năm 2011. Trong khi nền khách hàng tăng trưởng này được xác định là động lực góp phần mang lại giá trị cao cho tỉnh Đồng Tháp trong trong những năm gần đây. Theo báo cáo nền khách hàng BIDV năm 2015, khối khách hàng này chỉ chiếm khoảng 2% nền khách hàng của BIDV Đồng Tháp.

BIDV Đồng Tháp chưa xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu dựa trên tiêu chí hàng đầu là lợi nhuận đem lại cho ngân hàng và triển vọng phát triển trong trung hạn để phân nhóm và xây dựng chính sách khách hàng phù hợp theo nhóm.

Tính đến nay, khâu quản lý thiếu hiệu quả đối với nền tảng khách hàng cốt lõi là các doanh nghiệp Nhà nước tại BIDV Đồng Tháp vẫn còn tồn đọng. Cụ thể, BIDV Đồng Tháp tài trợ vốn đầu tư dự án trung, dài hạn cho nhóm khách hàng này nhưng lại để khách hàng “tự do” dịch chuyển nhu cầu vốn ngắn hạn và sử dụng dịch vụ TTTM phát sinh từ các dự án vay vốn trung, dài hạn sang Vietcombank, Vietinbank và các ngân hàng TMCP nhằm hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay ngoại tệ.

2.5.1.5 Nguồn nhân lực

Các chuyên viên quản lý khách hàng (QLKH) của BIDV Đồng Tháp chưa nắm bắt hết các nhu cầu đa dạng trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các DN XNK, chưa am hiểu về các điều kiện giao dịch cũng như quy định về thanh toán quốc tế, hạn chế về trình độ ngoại ngữ… dẫn tới khó khăn khi tiếp cận khách hàng, chưa khai thác mạnh được nhóm đối tượng khách hàng XNK.

Cán bộ còn chưa năng động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, chưa thể hiện tính chủ động, linh hoạt và sang tạo trong việc triển khai sản phẩm dịch vụ mới. Kỹ năng tư vấn cho khách hàng còn hạn chế trong khi khách hàng đánh giá cao cơ hội được tư vấn, tìm hiểu về sản phẩm (bao gồm cả sản phẩm mới) nhằm mục tiêu sử dụng khép kín theo gói sản phẩm với yêu cầu tích hợp chức năng quản lý dòng tiền để tiết kiệm chi phí và phòng ngừa quản lý rủi ro.

Sự chuyên môn hóa chưa cao ảnh hưởng đến công tác quản lý khách hàng của các cán bộ QLKH. Hiện nay các chuyên viên QLKH thực hiện rất nhiều chức năng từ

khâu tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, thẩm định hồ sơ vay, định giá và theo dõi tài sản, đề xuất cấp tín dụng, kiểm tra các khoản tín dụng đã được cấp. Trong khi đó, một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank có hẳn bộ phận riêng chuyên trách theo dõi định giá tài sản. Chính việc chuyên môn hóa chưa cao dẫn đến việc thực hiện công việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian giao dịch có thể tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho ngân hàng trong các khâu xử lý và theo dõi.

2.5.1.6 Công tác Marketing

Trong công tác tiếp thị khách hàng, BIDV Đồng Tháp chưa xây dựng được chương trình tiếp thị bài bản để có thể tiếp cận với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, công tác tiếp thị khách hàng còn lung túng, mỗi bộ phận mỗi cá nhân tự lên kế hoạch chương trình tiếp thị dẫn đến thiếu sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng khi tiếp cận khách hàng. Điều này đã dẫn đến việc các doanh nghiệp đang hoạt động tại BIDV Đồng Tháp đa phần là do có quan hệ quan hệ quen biết với ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp có nhu cầu tự tìm đến. Trong khi, nền khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Công tác bán sản phẩm TTTM XNK chưa được chuyên nghiệp hóa. Hiện nay, công tác bán hàng do bộ phận QLKH đảm trách, tuy nhiên bộ phận này tại BIDV Đồng Tháp đang bị phân tán vào nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau không có tính tập trung và chuyên sâu đối với sản phẩm TTTM XNK. Ngoài ra, việc tổ chức bán hàng thiếu sự gắn kết giửa các bộ phận QLKH – sản phẩm – tác nghiệp do thiếu sự hỗ trợ của hệ thống CNTT dẫn đến sự tách biệt ở các bộ phận khác nhau, chưa có cơ chế phản hồi thông tin rõ ràng cũng như phối hợp đồng bộ gây khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm.

Về phương thức bán hàng và quản lý bán hàng, việc tiếp cận người ra quyết định sử dụng sản phẩm TTTM XNK chưa phù hợp. Hiện tại, các cán bộ QLKH chủ yếu tập trung tiếp cận kế toán trưởng theo phương pháp truyền thống thay vì sử dụng các biện pháp mang tính chiến lược đế tiếp cận ban lãnh đạo doanh nghiệp và/ hoặc

ban tài chính ra quyết định hoạt động kinh doanh của DN ngay ở khâu tiếp thị khách hàng.

2.5.1.7 Hệ thống công nghệ thông tin

Hiện nay, thông tin là một trong những vấn đề quan trọng và mang tính chiến lược trong kinh doanh. Người có thông tin là có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh cũng như xử lý các tình huống giảm thiểu tối đa thiệt hại. Đặc biệt, trong thương mại quốc tế, việc nắm bắt các thông tin về vĩ mô, môi trường kinh tế, ngành nghề kinh doanh, đối tác để ra quyết định kinh doanh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, do vấn đề về bảo mật ngân hàng hiện nay BIDV Đồng Tháp chưa cho phép trang bị mỗi phòng có một máy tính riêng được nối mạng internet nhằm phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin liên tục. Đường truyền vẫn chưa được bảo trì nâng cấp theo định kỳ ảnh hưởng đến tốc độ xử lí hồ sơ khách hàng. Hệ thống thông tin chỉ mới tập trung vào yêu cầu quản lý nội bộ, chưa hướng tới đáp ứng nhu cầu tiện ích trong giao dịch của khách hàng. Theo đó, chưa có giải pháp công điện tử cho phép khách hàng tương tác với ngân hàng và tham gia vào quá trình cung cấp các sản phẩm tài trợ XNK cũng như tích hợp vào hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP) nhằm hỗ trợ khách hàng giao dịch điễn tử từ xa 24/24. Hiện nay, xu hướng trải nghiệm công nghệ đồng thời chủ động theo dõi, quản lý tài chính và nguồn vốn kinh doanh đang là xu hướng phổ biến hiện nay của thị trường (đa phần các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số ngân hàng TMCP như Techcombank, ACB…đã và đang triển khai cung ứng cho khách hàng).

Hệ thống phần mềm back-office (TF-SIBS) đang sử dụng của Silverlake được xây dựng trên nền tảng công nghệ cũ, không còn phù hợp với xu thế phát triển qua web-based với mã nguồn mở, tích hợp cùng lúc nhiều tính năng như : phân bổ - giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)