Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, BIDV Đồng Tháp đã đạt những kết quả kinh doanh khả quan. Có thể đánh giá hoạt động của chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn và cơ cấu tín dụng
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tốc độ tăng/giảm (%) 2014/2013 2015/2014 1. Về cơ cấu huy động vốn
Huy động vốn từ định chế tài chính 333 519 657 55,86 26,59
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 626 721 823 15,18 14,15
Huy động vốn từ dân cư 1.487 2.299 3.247 54,61 41,24
Tổng vốn huy động 2.446 3.539 4.727 44,69 33,57
2. Về cơ cấu tín dụng
Phân theo đối tƣợng khách hàng
Tổ chức kinh tế 1.962 2.148 2.468 9,48 14,90
Bán lẻ 332 482 591 45,18 22,61
Phân theo kỳ hạn vay
Ngắn hạn 1.774 1.917 2.335 8,06 21,08
Trung, dài hạn 520 713 724 37,12 1,54
Tổng cộng 2.294 2.630 3.059 14,65 16,31
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2013-2015
- Về công tác huy động vốn: BIDV Đồng Tháp đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn (HĐV), xác định đây là trọng tâm ưu tiên trong
công tác chỉ đạo điều hành. Nguồn vốn huy động tăng vừa tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay của các thành phần kinh tế và dân cư. Qua bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là 44,69%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 33,57%, tương đương 1.188 tỷ đồng. Nhìn chung, tình hình huy động vốn bình quân xét cả năm biến động theo chiều hướng tăng dần đều. Trong đó HĐV từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng dần qua các năm từ 60% năm 2013 tăng lên 65% năm 2014, năm 2015 chiếm tỷ trọng gần 69% tổng vốn huy động bình quân. HĐV năm 2015 đạt 3.247 tỷ đồng, hoàn thành 101,46% so với kế hoạch HSC giao, và tăng gần 41,22% so với năm 2014, tương đương 948 tỷ đồng. HĐV từ các Tổ chức kinh tế đạt mức tương đối do các đối tượng này tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh là chính nên mức huy động vốn bình quân của khối doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch giao. Năm 2015, huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 823 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,41%/tổng HĐV năm 2015, đạt 88,87% kế hoạch HSC giao và vượt 14,15% so với năm 2014.
- Về cơ cấu tín dụng: Từ bảng 2.1 cho thấy, hoạt động tín dụng của BIDV Đồng Tháp đã liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều. Nhìn chung, qua các năm dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn, còn dư nợ cho vay bán lẻ chỉ chiếm tỷ trọng mức tương đối thấp. Dư nợ tín dụng đạt 3.059 tỷ đồng, đạt 110,55% kế hoạch HSC giao, tăng 16,31% so với năm 2014. Theo báo cáo về cơ cấu tín dụng các NHTM của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Tháp năm 2015, tính đến 31/12/2014 thị phần tín dụng BIDV Đồng Tháp chiếm 4,9% tổng dư nợ của toàn tỉnh. Năm 2015, cho vay đối với tổ chức kinh tế (TCKT) vẫn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 80,68% tổng dư nợ), đạt 101,24% kế hoạch HSC giao. Dư nợ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế tăng 14,90% so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ trọng tín dụng tài trợ cho tổ chức kinh tế tăng một phần là nhờ vào chính sách khuyến khích, chương trình ưu đãi lãi suất cho ngành phát triển nông thôn, cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu…Các chính sách ưu đãi, đồng hành cùng vượt qua khó khăn đã được các doanh nghiệp tích cực tham gia để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về chất lƣợng tín dụng: Năm 2015, nhiều khách hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính nên tình trạng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động của BIDV Đồng Tháp năm 2015: tổng nợ xấu đến 31/12/2015 là 59,73 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,72% tổng dư nợ, tăng 1,12% so với năm 2014 và tất cả những khoản nợ này hầu như đều có tài sản đảm nên được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Đồng Tháp thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng của BIDV Đồng Tháp khá tốt, khả năng quản trị rủi ro tín dụng cao. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 của BIDV Đồng Tháp, số liệu dự phòng đã trích đến cuối năm 2015 là: 18,58 tỷ đồng. Điều này góp phần tăng mức độ an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cũng như đảm bảo kế hoạch kinh doanh của BIDV Đồng Tháp. Đối với lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu chưa làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu trong cả 3 năm 2013, 2014, 2015. Như vậy, cho thấy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu được quản trị tốt, tạo tiền đề phát triển trong tương lai.
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp:
Theo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp qua từng năm cho ta thấy hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp qua các năm đều tăng trưởng và đạt kết quả khá cao. Theo bảng 2.2 dưới đây, chênh lệch thu – chi của BIDV Đồng Tháp trong năm 2013 là 94,4 tỷ đồng, đến năm 2014 là 87,74 tỷ đồng, năm 2015 kết quả kinh doanh đạt 102,94 tỷ đồng.
Về cơ cấu thu nhập, thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, trong khi đó thu từ dịch vụ lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Đây cũng là tình hình chung của đa số các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, khi mà hoạt động tín dụng vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ tăng/giảm (%) 2014/2013 2015/2014 Tổng doanh thu 843.96 961.61 875.87 13,94 (8,92) Trong đó:
+ Thu lãi cho vay 390.49 404.50 335.52 3,59 (17,05)
+ Thu lãi bán vốn FTP 424.74 530.81 502.86 24,97 (5,27)
+ Thu dịch vụ 19.72 25.07 25.86 27,13 3,15
+ Thu khác 9.01 1.23 11.62 (86,35) 845,03
Tổng chi phí 749.56 873.86 772.93 16,58 11,55
Trong đó:
+ Chi trả lãi tiền gửi 287.55 383.13 390.51 33,24 1,93
+ Chi mua vốn FTP 418.43 396.01 315.90 (5,36) (20,23)
+ Chi dịch vụ 0.94 1.28 2.30 36,17 79,40
+ Chi khác 42.63 93.45 64.22 119,21 (31,28)
Lợi nhuận trƣớc thuế 94.40 87.74 102.94 (7,06) 17,31
Tổng tài sản 3.118 4.445 5.117 42,56 15,12
Trích DPRR 0.55 47.33 18.58 8.505,45 (60,74)
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015
Tuy nhiên, về doanh thu từ phí tài trợ thương mại trong hoạt động XNK lại chiếm vị trí cao trong tổng phí dịch vụ của chi nhánh. Nổi bật là doanh thu phí tài trợ thương mại năm 2014, chiếm 67,41% tổng phí dịch vụ tăng 20,41% so với năm 2013. Thành công này cho thấy nỗ lực to lớn của toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong công tác phát triển sản phẩm tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp.
Riêng phí tài trợ thương mại năm 2015, chiếm 67,98% trong tổng phí dịch vụ, chỉ tăng 0,57% so với năm 2014 là do sức ép cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn và nhằm giữ chân các khách hàng lớn cũng như lôi kéo được khách hàng mới chi nhánh đã chủ động trình giảm phí dịch vụ tài trợ thương mại cho bộ phận khách hàng này hướng tới việc tập trung mọi hoạt động tài trợ XNK của các khách hàng về chi nhánh.
Bảng 2.3 : Phí tài trợ thƣơng mại tại BIDV Đồng Tháp
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tốc độ tăng/ giảm (%) 2014/2013 2015/2014 Tổng phí dịch vụ 19.72 25.07 25.86 27,1 3,2 Phí tài trợ thương mại 9.27 16.9 17.58 82,3 4,0 Tỷ trọng (%) 47 67.41 67.98 43,4 0,8
Nguồn : Báo cáo tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015