Theo như báo cáo khảo sát về hoạt động tài trợ thương mại năm 2015 tại BIDV do Ban khách hàng doanh nghiệp lớn khảo sát thì bình quân một khách hàng sử dụng trong hoạt động tài trợ XNK là từ 2 đến 5 ngân hàng, trong đó 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng ít hơn 5 ngân hàng và 50% doanh nghiệp lớn sử dụng trên 5 ngân hàng. Chính vì vậy, yếu tố nào mang lại sức mạnh cạnh tranh là vấn đề cần được đặt ra, đặc biệt trong thị phần phát triển hoạt động tài trợ XNK của một ngân hàng. Thông qua việc xem xét cách thức mà một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và thế giới đã làm trong hoạt động tài trợ XNK, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng trong nước như sau:
- Cần tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và tích cực triển khai tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ, lãi suất cạnh tranh từ các chương trình tài trợ thương mại toàn cầu và các ĐCTC nước ngoài.
- Thực hiện tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động tài trợ XNK.
- Phát triển các giải pháp công nghệ thông tin cho hoạt động tài trợ XNK giúp tăng cường tiện ích và giảm thiểu thời gian xử lý cho khách hàng (cổng giao dịch điện tử cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu).
- Phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm theo hướng đặc thù ngành hàng/ khách hàng, đáp ứng trọn gói nhu cầu và tăng cường tiện ích cho khách hàng.
- Lên kế hoạch thay đổi cơ cấu nền khách hàng nhằm tạo sự đa dạng về hoạt động tài trợ XNK.
- Cần xây dựng những giải pháp mang tính linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng, trong đó hướng đến lợi ích khách hàng là ưu tiên trên hết. Đưa các dịch vụ hỗ trợ thành chuỗi liên kết đến với khách hàng nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động tài trợ XNK.
- Nghiên cứu các lợi ích trong dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bắt kịp xu thế phát triển hoạt động tài trợ XNK.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1 luận văn tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ XNK của NHTM. Trong đó, luận văn đã hệ thống hóa được lý thuyết tổng quan về tài trợ XNK của NHTM được thể hiện qua các khái niệm, đặc điểm, phân loại tài trợ thương mại. Tiếp theo, luận văn đã đưa ra lý luận cơ sở về hoạt động của tài trợ XNK của NHTM thông qua các khái niệm, vai trò, các hình thức tài trợ XNK cũng như các tiêu chí đánh giá đến sự phát triển hoạt động tài trợ XNK. Luận văn cũng đã nêu ra các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của NHTM. Cuối cùng, luận văn trình bày kinh nghiệm phát triển hoạt tài trợ XNK của một số ngân hàng. Qua đó, rút ra bài học cho BIDV – Đồng
Tháp. Các nội dung nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để luận văn nghiên cứu và phân tích thực trạng tại Chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ