Hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 104)

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố rất nhạy cảm, bởi nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài trợ XNK của NHTM mà còn tác động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm 2011 đến năm 2013 tỷ giá VND/USD biến động mạnh có những thời điểm ngoại tệ khan hiếm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu xếp nguồn vốn ngoại tệ và làm tăng chí phí đầu vào ảnh hưởng hoạt động

kinh doanh của DN XNK cũng như ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng.

Để có một chính sách tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện phát triển cho hoạt động XNKvà tài trợ XNK của NHTM nói riêng, NHNN cần:

- Do đặc thù của thị trường ngoại hối là mang tính thời điểm và cần sự linh hoạt kịp thời nên NHNN cần phải gia tăng quyền tự chủ, chủ động trong việc điều tiết đảm bảo tính kịp thời linh hoạt của thị trường ngoại hối.

- NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra kiểm soát việc chấp hàng chính sách tỷ giá tại các NHTM

- Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết: để đạt được NHNN cần tăng cường dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch XNK. Ngoài ra, NHNN cũng nên đa dạng hóa dự trữ các loại ngoại tệ mạnh khác, giảm áp lực cho đồng USD.

- Thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn nhất là FDI, ODA, kiều hối, du lịch khách quốc tế…Đây là biện pháp không chỉ thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…

- Giữ vững chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND, gia tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều hố, du lịch.

3.4.1.2 Phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động tài trợ XNK. Đồng thời, nó cũng là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá theo hướng có lợi nhất cho toàn bộ nền kinh tế.

Để có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện vai trò của NHNN là ngân hàng mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Hiện tại, do tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn, điều tiết của NHNN cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối.

- Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp góp phần thông suốt thị trường ngoại hối. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mô can thiệp không thích hợp sẽ gây phát sinh tâm lý rụt rè, trông đợi khiến thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Điều cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng lên thị trường ngoại hối lớn hơn nhiều so với quy mô can thiệp của chính nó. Như vậy, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ làm thị trường tiếp tục hiệu quả và thông suốt.

- Tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại hối liên ngân hàng trực tiếp giữa ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới.

- Mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặt khác tạo ra môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trường tích cực hơn.

- Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ. Nghiên cứu hình thành Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam. Các sản phẩm tài trợ XNK của BIDV hiện nay là khá đa dạng và phong phú nhưng vẫn chưa được chuẩn hóa cao. Do đó, cần phải có một quy chế liên quan đến hoạt động tài trợ XNK để điều chỉnh, định hướng cho các DN XNK cũng như các ngân hàng hoạt động. Các văn bản

mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cần phải tham khảo các văn bản của các cơ quan khác đã ban hành, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

3.4.2 Đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc

Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng đây cũng là hoạt động kinh tế phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động XNK thông suốt Chính phủ cần xây dựng những chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn. Đồng thời khi những chính sách mới được đưa ra cần phải có văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo để việc phối hợp thực hiện giữa các đơn vị liên quan được đồng bộ thống nhất chặt chẽ.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa đa phương hóa và hợp tác hóa trong các quan hệ quốc tế theo chủ trương của Đại hội Đảng XII đã đề ra. Việc đa dạng mở rộng thị phần trên các thị trường quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội phát triển xâm nhập các thị trường tiềm năng có vai trò quan trọng trong hoạt động XNK của các doanh nghiệp.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và có những bước đi chiến lược, cụ thể cho từng giai đoạn để đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương.

Hoạt động tài trợ XNK và hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ liên quan đến mối quan hệ trong nước mà còn có liên quan tới các mối quan hệ với nước ngoài và luật pháp của các nước tham giá hợp tác. Chính vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tài trợ XNK của NHTM.

Củng cố và phát triển Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và hỗ trợ

nhau, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro giúp cho hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động của các DN XNK phát triển.

Nghiên cứu thiết lập các cơ quan hỗ trợ hoạt động ngoại thương nhằm tạo điều kiện cho các DN XNK và các NHTM. Cụ thể: xây dựng cơ quan tư vấn xuất nhập khẩu được chuyên môn hóa, cung cấp thông tin và giải đáp các vướng mắc kịp thời phát sinh trong hoạt động XNK.

Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và phát triển nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và DN XNK nói riêng cùng các NHTM có môi trường tốt để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để để cải cách các thủ tục hành chính tạo hành lang thông thoán cho hoạt động XNK.

3.4.3 Đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 3.4.3.1 Xây dựng chiến lƣợc phát triển tài trợ xuất nhập khẩu

Trên cơ sở những tiền đề đã có, BIDV cần xây dựng một chiến lược dài hạn để định hướng cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu phát triển. Trong đó, BIDV cần nghiên cứu chủ trương chính sách của Chính phủ cùng các Ban ngành đối với phát triển từng ngàng hàng, từng lĩnh vực để định hướng cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Hiện nay, thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam là các sản phẩm: dệt may, cà phê, cao su…và ưu thế xuất khẩu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là thủy sản, gạo tôm… Tuy nhiên đến nay BIDV vẫn chưa có nhiều gói tín dụng ưu đãi phát triển các mặt hàng tiềm năng và chủ lực của Việt Nam hay theo đặc thù phát triển kinh tế XNK vùng miền.

Trong chiến lược phát triển hoạt động tài trợ XNK thời gian, BIDV cần thay đổi cơ cấu nền khách hàng chẳng hạn như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, định kỳ hàng tháng BIDV có thể hỗ trợ chi nhánh cung cấp thông tin đăng ký kinh doanh của những doanh nghiệp mới thành lập và phân giao cho các chi nhánh theo địa bàn hoạt động kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh để chi nhánh tiếp cận khách hàng mở rộng nền khách hàng.

3.4.3.2 Cải thiện, hệ thống hóa quy định và quy trình tài trợ xuất nhập khẩu

Để nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ, cạnh tranh với các ngân hàng khác, BIDV cần hoàn thiện và hệ thống hóa các quy trình quy định liên quan đến hoạt động tài trợ XNK theo hướng giảm nhẹ công tác quản lý, hướng tới khách hàng nhưng vẫn đảm bảo rủi ro. BIDV cần đưa ra những quy trình cụ thể và chặt chẽ, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tránh sự chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện của Chi nhánh. Quy định tài trợ hiện nay của BIDV đang được ban hành có hiệu lực vào năm 2014, tuy đã có những điều chỉnh trên cơ sở giảm bớt các mẫu biểu, rút gọn hơn các quy định trước song vẫn còn khá rườm rà và chưa mang tính hệ thống hóa. Ngoài ra, BIDV cần nghiên cứu để cải thiện sự phối hợp giữa các phòng ban trong quy trình xử lý trên cơ sở rút ngắn thời gian xử lý giao dịch gia tăng tính cạnh tranh.

3.4.3.3 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, đầu tƣ đổi mới công nghệ

Đối với ngành ngân hàng, khoa học công nghệ có thể được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, nó không chỉ là yếu tố giúp đánh giá sự chuyên nghiệp của ngân hàng mà còn là lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiệp vụ tài trợ XNK không chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà là giao dịch giữa các chủ thể ở những quốc gia khác nhau. Vì thế các ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ hiện đại, phần mềm xử lý và thực hiện giao dịch nhanh chóng giúp trao đổi thông tin kịp thời và chính xác nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao và an toàn trong hoạt động.

BIDV cần tiếp tục nâng cấp máy móc thiết bị, trang bị thêm các thiết bị hiện đại, đủ công suất thích hợp với chương trình phần mềm giao dịch, đảm bảo xử lý thông tin thông suốt ngay cả trong những tình huống phức tạp và giờ cao điểm. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin đúng hướng, đồng bộ, hiệu quả có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.

Xây dựng kế hoạch nối mạng giao dịch với khách hàng, trước mắt là đối với các khách hàng DN XNK nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu quản lý tài

chính cũng như gia tăng các tiện ích trong việc theo dõi các giao dịch XNK đến khách hàng.

Hiện nay, chương trình xử lý và thực hiện các giao dịch XNK của BIDV- Trade Finance System vẫn còn hoạt động trên hệ điều hành cũ chưa bắt kịp xu thế phát triển web-based đang được các ngân hàng nước ngoài sử dung. BIDV cần nghiên cứu nâng cấp và xây dựng chương trình vận hành mới đẩy nhanh tiến độ xử lý giao dịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng và cả ngân hàng.

3.4.3.4 Củng cố xây dựng thƣơng hiệu và mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, BIDV cần xây dựng hình ảnh về sự khác biệt, là điểm đến tin cậy tạo sự tin tưởng cho các khách hàng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Qua đó, đưa thương hiệu BIDV ngày một vươn xa trên thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, BIDV cần phải tận dụng mọi cơ hội và không ngừng mở rộng quan hệ đại lý, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính ở nhiều quốc gia khác nhau tạo tiền đề phát triển hoạt động tài trợ XNK.

3.4.3.5 Xây dựng kênh thông tin trực tuyến dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Việc phát triển hoạt động tài trợ XNK gắn liền xây dựng kênh thông tin trực tuyến cho các DN XNK sẽ tạo nên bước phát triển vượt bậc trong hoạt động tài trợ XNK tại BIDV. Qua đó, xây dựng các hoạt động hỗ trợ khách hàng trên mạng xã hội giúp khách hàng XNK có kênh tương tác thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch. Tại đây các thắc mắc, phản hồi của khách hàng sẽ được xử lý, giải đáp tận tình hiệu quả đồng thời có thể tích hợp các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ như: quản lý dòng tiền, thu chi hộ, đầu tư liên kết …sẽ được đồng bộ hóa đến các khách hàng. Thực hiện được các giải pháp mang tính toàn diện và hiện đại này chắc chắn sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động phát triển tài trợ XNK tại BIDV.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng thương mại tại chương 1 và phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp tại chương 2 với những mặt được, hạn chế nguyên nhân của những hạn chế luận văn đã đề ra 3 nhóm giải pháp trong Chương 3 bao gồm : nhóm giải pháp phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp, nhóm giải pháp phối hợp từ phía khách hàng và nhóm giải pháp hỗ trợ từ BIDV HSC, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Qua đó, góp phần phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV Đồng Tháp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Như vậy hoạt động tài trợ xuất nhập đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các giao dịch thương mại cũng như nền kinh tế nói chung. Đối với BIDV Đồng Tháp, việc phát triển hoạt động này không những có ý nghĩa to lớn trong góp phần vào nguồn thu của ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng mà còn góp phần vào việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Với mong muốn góp phần phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất là khái quát những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động này.

Thứ hai là các dẫn chứng phân tích tình hình phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp trong giai đoạn 2013- 2015, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Thứ ba là từ những thực trạng nêu trên luận văn đề xuất các nhóm giải pháp phối hợp và hỗ trợ nhằm phát triển hoạt động này tại BIDV Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)