Theo số liệu tại bảng 2.4, doanh số thanh toán quốc tế xuất khẩu tăng qua các năm, tương ứng với từng phương thức thanh toán thì tỷ trọng tài trợ xuất khẩu cũng tăng. Năm 2015, doanh số thanh toán xuất khẩu tăng 11.932 ngàn USD, tăng 23,71% so với năm 2014. Năm 2014, doanh số thanh toán xuất khẩu tăng 13.35% so với năm 2013. Tốc độ tăng doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2015 nhanh hơn so với năm 2014 là do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế nói chung trong nước và thế giới. Năm 2014, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị tác động lớn từ chính sách thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng nhiều đến doanh số XNK sang thị trường này. Về tỷ trọng tài trợ tín dụng xuất khẩu, doanh nghiệp phần lớn xuất khẩu theo phương thức thanh toán TTR. Mặc dù đối với nhà xuất khẩu phương thức thanh toán TTR có độ rủi ro cao hơn so với nhờ thu, thư tín dụng nhưng lại tiết kiệm được chi phí, một chiến lược của các doanh nghiệp xuất khẩu để cạnh tranh giá cả với các đối tác trên thị trường thương mại quốc tế. Qua số liệu tại bảng 2.4, ta thấy doanh số tín dụng tài trợ theo từng phương thức thanh toán L/C, nhờ thu, TTR đều tăng qua các năm. Kết quả trên là nhờ vào BIDV đã đáp ứng được nhu cầu tài trợ của khách hàng về hạn mức tài trợ, sản phẩm tín dụng phù hợp như tài trợ trước xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C, nhờ thu, TTR. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng ưu tiên được BIDV có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng tốt hơn so với các khách hàng kinh doanh ngành nghề khác. Đặc biệt đối với các khách hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C, BIDV hỗ trợ tư vấn miễn phí hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu trước khi xuất trình cho ngân hàng nước ngoài, giúp tiết kiệm
chi phí, thời gian cho khách hàng chờ ngân hàng phát hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Năm 2013, tỷ trọng tài trợ tín dụng xuất khẩu đạt 21,36% so với tổng doanh số thanh toán xuất khẩu, năm 2014 là 24,91%, năm 2015 là 27,22%. Tỷ trọng tài trợ tín dụng xuất khẩu còn thấp so với tiềm năng doanh số thanh toán xuất khẩu. Hình thức tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu mới chỉ dừng lại các sản phẩm tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo các phương thức TTR, nhờ thu và L/C. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn chưa phát sinh doanh số tài trợ xuất khẩu theo hình thức bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu trọn gói, UPAS L/C, UPAS nhờ thu một phần là vì một số sản phẩm mới chưa có kế hoạch triển khai hiệu quả, thiếu thu hút sự quan tâm của khách hàng; một phần là vì các doanh nghiệp xuất khẩu đang quan hệ tại BIDV Đồng Tháp phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, khách hàng có tâm lý ngại sử dụng các sản phẩm tín dụng mới, chỉ ưa dùng các dịch vụ truyền thống.
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số tài trợ xuất khẩu/Tổng doanh số thanh toán xuất khẩu
ĐVT: USD
Chỉ tiêu Doanh số tài trợ xuất khẩu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Theo L/C 765.035 1,72 1.089.400 2,16 1.673.712 2,69 Theo Nhờ thu 1.093.504 2,46 1.777.289 3,53 2.470.110 3,97 Theo TTR 7.624.950 17,17 9.670.752 19,21 12.806.462 20,57 Tổng doanh số thanh toán xuất
khẩu 44.402.358 - 50.331.390 - 62.263.667 -
Đối với doanh số thanh toán nhập khẩu, căn cứ số liệu tại bảng 2.5 năm 2014 đạt 57.625 ngàn USD, tăng 22,20% so với năm 2013, năm 2015 đạt 66.724 ngàn USD tăng 15,79% so với năm 2014. Tốc độ tăng doanh số năm 2014 cao hơn là do trong năm chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng nhập khẩu mới, và các khách hàng hiện hữu tiếp tục gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng từ việc thanh khoản ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán cho đối tác và qui định ngân hàng Nhà nước về việc qui định các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tỷ giá được đánh giá là ổn định trong khoảng thời gian dài giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động ổn định, chủ động được nguồn thanh toán và chi phí sản xuất sản phẩm.
Mặc dù phương thức thanh toán là thư tín dụng sẽ chiếm chi phí cao cho nhà nhập khẩu, nhưng doanh số tài trợ nhập khẩu theo L/C vẫn chiếm tỷ trọng cao so với nhờ thu, TTR. Tỷ lệ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu năm 2013 là 20,77%, năm 2014 là 27,56%, năm 2015 là 30,15%. So với doanh số thanh toán nhập khẩu thì tỷ trọng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hiện hữu còn thấp và có triển vọng phát triển về số lượng và chất lượng tài trợ trong thời gian tới. Tỷ lệ tài trợ theo phương thức thanh toán L/C cao một phần là vì phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu có giao dịch thanh toán L/C, và còn vì BIDV Đồng Tháp có sản phẩm tài trợ đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu theo L/C. Đây là một sản phẩm được khách hàng đánh giá cao, phù hợp với vòng quay vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động tìm được nguồn tài trợ, và giảm áp lực về điều kiện tài sản đảm bảo, phù hợp các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới….các hàng hóa có dễ kiểm điếm, và có chất lượng ổn định. Năm 2015, BIDV Đồng Tháp đã đẩy mạnh tài trợ cho một số khách hàng kinh doanh xe ôtô mới nhập khẩu nguyên chiếc theo phương thức thanh toán L/C. Ngoài ra, năm 2013 BIDV còn tài trợ cho khách hàng với nguồn vốn giá rẻ theo chương trình GSM 102, của Tổ chức tín dụng hàng hóa (CCC) trực thuộc bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông sản từ thị trường Mỹ, chi nhánh đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp nhập khẩu
nông sản từ thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, BIDV Đồng Tháp còn tài trợ vốn lưu động thường xuyên cho các khách hàng để nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào theo các phương thức thanh toán. Tuy nhiên, sản phẩm bao thanh toán nhập khẩu được triển khai vào năm 2013, các sản phẩm UPAS L/C, UPAS nhờ thu có hiệu lực từ năm 2014 nhưng đến nay chi nhánh vẫn chưa phát sinh giao dịch nào và chưa thật sự thu hút được quan tâm của khách hàng.
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số tài trợ nhập khẩu/Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu
ĐVT: USD
Chỉ tiêu doanh số tài trợ nhập khẩu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Theo L/C 6.102.077 12,94 10.249.472 17,79 12.374.138 18,55 Theo Nhờ thu 704.329 1,49 1.021.859 1,77 1.359.282 2,04 Theo TTR 2.985.974 6,33 4.612.407 8,00 6.381.797 9,56 Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu 47.157.625 - 57.625.049 - 66.724.147 -
Nguồn : Báo cáo tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015
Sản phẩm tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng được tính toán vào tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. Trong cơ cấu nguồn doanh thu của ngân hàng thương mại hiện nay, thu nhập từ lãi cho vay còn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 40% tổng doanh thu. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác tín dụng cũng góp phần gia tăng nguồn doanh thu, lợi nhuận cho chi nhánh. Trong tổng doanh số cho vay thì tỷ trọng tài trợ cho xuất nhập khẩu còn đạt thấp mặc dù có kết quả tăng
trưởng doanh số qua các năm. Qua bảng 2.6, năm 2013 tỷ lệ tài trợ đạt 11,90%, năm 2014 đạt 15,31%, năm 2015 đạt 17,16%. Tỷ lệ tài trợ tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu gia tăng là nhờ vào sự gia tăng số lượng khách hàng xuất nhập khẩu cùng với sự chỉ đạo linh hoạt và hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh trong chiến lược phát triển kinh doanh, cộng thêm một số bộ phận đội ngũ cán bộ QLKH luôn nhiệt tình, năng động, đã hỗ trợ tốt nhu cầu khách hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng hơn các loại sản phẩm dịch vụ, quan hệ chặt chẽ hơn với BIDV Đồng Tháp. Mặc dù, chủ trương chính sách của BIDV là cơ cấu lại nền khách hàng, giảm tỷ trọng tài trợ các lĩnh vực xây lắp, gia tăng tỷ lệ tài trợ các ngành nghề xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, sản xuất…Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng phải thực hiện từng bước và phát triển sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng đặt ra. Nhìn chung, kết quả đạt được trong ba năm vừa qua khá tốt tạo tiền đề để chi nhánh tiếp tục phát triển, tiếp thị và mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và một số ngành nghề khác theo phương châm kinh doanh “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” đưa hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trở thành hoạt động chiến lược tại Chi nhánh.
Bảng 2.6: Tỷ trọng doanh số tài trợ xuất nhập khẩu/ Tổng doanh số cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%)
Doanh số tài trợ xuất khẩu 201.486 5,86 266.370 6,75 360.126 7,85
Doanh số tài trợ nhập khẩu 208.049 6,05 337.466 8,55 427.368 9,31
Tổng doanh số tài trợ XNK 409.535 11,90 603.836 15,31 787.494 17,16
Tổng doanh số cho vay 3.441.000 - 3.945.000 - 4.588.500 -
Theo số liệu tại bảng 2.7, ta thấy được dư nợ quá hạn của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo các phương thức thanh toán đều bằng 0, chứng tỏ rằng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Đồng Tháp hiệu quả và hoạt động kiểm soát rủi ro tốt hơn những mảng tài trợ tín dụng khác. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Đồng Tháp là 1,72%, số tuyệt đối là 59.730 triệu đồng. Hiệu quả hoạt động tài trợ cũng là nhờ các yếu tố khách quan từ sự thuận lợi của môi trường đầu tư, ổn định tỷ giá hối đoái, lãi suất vay ngoại tệ ở mức tương đối, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có các phương án kinh doanh khả thi và chi nhánh cũng tài trợ cho các khách hàng xuất nhập khẩu các ngành nghề tương đối đa dạng, hạn chế rủi ro. Với sự quan tâm sâu sát từ Ban lãnh đạo chi nhánh có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, tạo được sự tin tưởng cho toàn thể cán bộ nhân viên là tiền đề để phát triển mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp khác cùng ngành là các đối tác của khách hàng hiện hữu.
Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ tài trợ xuất nhập khẩu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ quá hạn (tài trợ xuất khẩu + nhập
khẩu) 0 0 0
Tổng dư nợ tài trợ XNK 592.535 735.836 866.494 Hệ số nợ quá hạn 0% 0% 0%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo nợ quá hạn giai đoạn 2013-2015