1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá quy mô tài trợ xuất nhập khẩu
Thứ nhất doanh số tài trợ XNK
Doanh số tài trợ XNK là tổng giá trị các khoản tài trợ mà ngân hàng đã cho vay, cung ứng cho doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Sự gia tăng hoặc sụt giảm chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hay sụt giảm của hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng so với thời điểm so sánh. Doanh số giao dịch phản ánh mức độ phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng qua các kỳ kinh doanh qua đó cho thấy xu hướng hoạt động tài trợ XNK của NHTM.
Thứ hai số lƣợng khách hàng và số lƣợng sản phẩm tài trợ
Số lượng khách hàng chính là tổng số các DN XNK lựa chọn và sử dụng dịch vụ tài trợ XNK của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định thường là năm. Số lượng khách hàng tăng góp phần làm quy mô hoạt động tài trợ XNK của NHTM mở rộng. Sự mở rộng quy mô còn phụ thuộc vào số sản phẩm dịch vụ cũng như giá trị mỗi dịch vụ mà khách hàng này sử dụng. Sự đa dạng về sản phẩm thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng đó. Nhìn chung, số
lượng khách hàng đông đảo và số lượng sản phẩm tài trợ phong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển của hoạt động tài trợ XNK của NHTM.
1.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tài trợ xuất nhập khẩu Thứ nhất thu từ lãi hoạt động cho vay thanh toán hàng XNK
Hiệu quả của hoạt động tài trợ XNK thể hiện chỉ tiêu thu lãi và tỷ trọng thu lãi từ hoạt động tài trợ XNK trên tổng lãi vay. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tài trợ XNK trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tài trợ XNK không thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng.
Thứ hai, nợ quá hạn và hệ số nợ quá hạn cho vay thanh toán XNK
Nợ quá hạn, hệ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ tài trợ XNK là chỉ tiêu quan trọng đo lường chất lượng cho vay tài trợ XNK. Nợ quá hạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động tài trợ XNK nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Hệ số nợ quá hạn trong cho vay tài trợ XNK càng cao thể hiện chất lượng tài trợ XNK càng kém, khả năng phát triển và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK càng yếu và ngược lại.
Thứ ba, hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Qua chỉ tiêu này sẽ phản ánh số đồng vốn thu về trên một đồng vốn vay. Nó cho thấy chất lượng hoạt động tài trợ XNK trong việc đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động tài trợ XNK.
Thứ tƣ, doanh số thanh toán quốc tế
Doanh số thanh toán quốc tế là doanh số thanh toán qua từng phương thức thanh toán như: theo L/C, nhờ thu, theo TTR...Nó có vai trò quan trọng cho thấy sự luân chuyển vốn của khách hàng trong mối quan hệ hợp tác với ngân hàng. Doanh số
thanh toán quốc tế càng cao càng cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng càng hiệu quả, khả năng phát triển hoạt động tài trợ XNK càng lớn.
Thứ năm, kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng góp phần quan trọng phục vụ nhu cầu thanh khoản của khách hàng XNK, giúp hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ XNK được thuận lợi. Vì vậy, đánh giá hoạt động tài trợ XNK có phát triển hay không cần phải xem xét chỉ tiêu này.
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1 Nhân tố xuất phát từ ngân hàng 1.2.1.1 Uy tín, thƣơng hiệu của ngân hàng
Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô và chất lượng, điều này sẽ thu hút được số lượng lớn các khách hàng đến ngân hàng. Trong hoạt động tài trợ XNK thì uy tín của ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng hơn, cam kết của ngân hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giao dịch thương mại. Cam kết do một ngân hàng có uy tín cao phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận, giảm các chi phí cho người mua và người bán, tạo lòng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ càng làm tăng uy tín của ngân hàng và ngân hàng cũng nhờ đó mà có thể phát triển các mảng hoạt động khác của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, tốc độ và kỹ thuật xử lý các nghiệp vụ, quy mô và nguồn vốn huy động và cho vay cũng như sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng .
1.2.1.2 Chính sách tài trợ XNK của ngân hàng
Chính sách tài trợ XNK là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động tài trợ XNK. Chính sách tài trợ XNK đối với khách hàng mà các ngân hàng áp dụng được thể hiện bằng các định hướng phát triển, các quy chế,
quy trình sản phẩm...Mục đích cuối cùng là để cung cấp sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như về tốc độ xử lý, tính chuyên nghiệp, độ an toàn trong các giao dịch, từ đó đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nâng cao được vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Một chính sách tài trợ hiệu quả giúp ngân hàng thống nhất về phương thức tài trợ, đối tượng tài trợ, thông tin yêu cầu về hồ sơ tài trợ. Qua đó tạo cho khách hàng sự an tâm, hài lòng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Do vậy, việc xây dựng chính sách tài trợ XNK hợp lý, đủ sức mạnh là việc cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
1.2.1.3 Năng lực cho vay của ngân hàng
Năng lực cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại mà nguồn vốn của ngân hàng là một phần quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Nếu DN XNK có nhu cầu vay vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó để có thể đảm bảo năng lực cho vay của ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi NHTM phải có những chính sách huy động vốn hiệu quả. Mặt khác, hoạt động tài trợ XNK của NHTM gắn liền với nguồn thu ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy động đủ nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của DN XNK đang là vấn đề lớn đối với nhiều ngân hàng thương mại.
1.2.1.4 Sản phẩm tài trợ của ngân hàng
Ngày nay khi mà hoạt động ngoại thương ngày một phát triển thì nhu cầu tài trợ của khách hàng ngày càng đa dạng. Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng tiện ích sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Có như vậy, ngân hàng mới tăng khả năng cạnh tranh và có được sự phát triển lớn mạnh trong hoạt động này.
1.2.1.5 Nền tảng khách hàng
Nền tảng khách hàng không chỉ quyết định đến quy mô, chất lượng tài trợ mà còn ảnh hưởng đến tính ổn định của hoạt động tài trợ. Ngân hàng có nền tảng khách hàng vững chắc là ngân hàng tập trung được nhiều khách hàng tốt, hoạt động đa ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ và luôn muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng. Với nền tảng khách hàng như vậy sẽ giúp cho hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng phát triển bền vững.
1.2.1.6 Nguồn nhân lực
Con người là một tiềm lực của mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ về thanh toán quốc tế, có kỹ năng về vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng... sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng với ngân hàng. Mặt khác, trình độ cán bộ chuyên môn tốt sẽ xử lý các nghiệp vụ một cách chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động.
1.2.1.7 Công tác Marketing
Trong điều kiện hiện nay đặc biệt khi các NHTM ra sức phát triển để hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn các NHTM đều đưa ra các loại hình sản phẩm tài trợ giống nhau, buộc các NHTM phải hết sức chú ý đến công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm đến doanh nghiệp. Nhờ đó, DN mới biết và hiểu hết các sản phẩm ngân hàng tài trợ và xem xét các lợi ích sản phẩm đem lại để sử dụng dịch vụ tài trợ của ngân hàng.
Ngoài ra, phương thức bán hàng và quản lý bán hàng hiệu quả sẽ làm cho sản phẩm tài trợ thương mại XNK đến với khách hàng được nhanh chóng. Khách hàng có cơ hội được tư vấn, tìm hiểu sản phẩm bởi đội ngũ bán hàng có nhiều kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tìm cách tiếp cận với những người ra quyết định của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả cao
trong công tác tiếp thị doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại ngân hàng.
1.2.1.8 Hệ thống công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất mạng lưới truyền thông và ứng dụng thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động và các sản phẩm tài trợ. Việc kết nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá được hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiện tài trợ lại cho khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề để thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK phát triển.
1.2.1.9 Mạng lƣới ngân hàng đại lý
Để thực hiện được nghiệp vụ tài trợ khép kín thì quy mô kinh doanh của ngân hàng phải đủ lớn để tạo uy tín trên thương trường. Trên cơ sở đó, ngân hàng phải không ngừng hình thành và phát triển các mối quan hệ ngân hàng đại lý trong dich vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng đại lý ở các nước không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng mà còn giúp cung cấp nguồn thông tin tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ kinh doanh và các dịch vụ khác có liên quan. Từ sự hỗ trợ lẫn nhau thông qua mối quan hệ đại lý ngân hàng có thể giúp khách hàng của mình về tư vấn thông tin những đối tác nước ngoài về uy tín, năng lực tài chính... Chính vì vậy, đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường hoạt động, phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao uy tín của ngân hàng.
1.2.2 Nhân tố xuất phát từ môi trƣờng kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc
Khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị sẽ dễ dẫn đến hoạt động tài trợ của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị phá sản do không thu lại được các khoản nợ, khoản cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.
Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản tài trợ của ngân hàng.
1.2.2.2 Cơ chế chính sách Nhà nƣớc
Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.
Về mặt tích cực, chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do và phù hợp hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu tài trợ máy móc, thiết bị, nguyên liệu của XNK.
Về mặt tiêu cực, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước kiểm soát xuất nhập khẩu sẽ dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi và lợi nhuận của ngân hàng sẽ
giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ dẫn đến tăng giá một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.
Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của DN làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.
1.2.3 Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của khách hàng đều ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK của NHTM. So với loại hình cho vay khác, hoạt động tài trợ XNK phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới. Khách hàng khi ký kết hợp đồng phải hạn chế các điều khoản bất lợi để dễ dàng được sự chấp nhận tài trợ của ngân hàng. Đối với DN XNK phải có trình độ, am hiểu thị trường, nắm bắt các thương vụ ngoại thương ...Có như vậy thì thương vụ mới được diễn ra trôi chảy, tạo điều kiện cho ngân hàng hoàn thành tốt nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng.
1.2.4 Nhân tố từ phía đối thủ cạnh tranh
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các NHTM tham gia hoạt động tài trợ XNK ngày càng nhiều, chất lượng tài trợ càng tốt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong việc lôi kéo, giữ chân khách hàng thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế. Càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì sẽ càng làm cho thị