Hệ thống công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 44)

Công nghệ thông tin (CNTT) ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất mạng lưới truyền thông và ứng dụng thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động và các sản phẩm tài trợ. Việc kết nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá được hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiện tài trợ lại cho khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề để thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK phát triển.

1.2.1.9 Mạng lƣới ngân hàng đại lý

Để thực hiện được nghiệp vụ tài trợ khép kín thì quy mô kinh doanh của ngân hàng phải đủ lớn để tạo uy tín trên thương trường. Trên cơ sở đó, ngân hàng phải không ngừng hình thành và phát triển các mối quan hệ ngân hàng đại lý trong dich vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng đại lý ở các nước không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng mà còn giúp cung cấp nguồn thông tin tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ kinh doanh và các dịch vụ khác có liên quan. Từ sự hỗ trợ lẫn nhau thông qua mối quan hệ đại lý ngân hàng có thể giúp khách hàng của mình về tư vấn thông tin những đối tác nước ngoài về uy tín, năng lực tài chính... Chính vì vậy, đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường hoạt động, phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao uy tín của ngân hàng.

1.2.2 Nhân tố xuất phát từ môi trƣờng kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc

Khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị sẽ dễ dẫn đến hoạt động tài trợ của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị phá sản do không thu lại được các khoản nợ, khoản cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.

Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản tài trợ của ngân hàng.

1.2.2.2 Cơ chế chính sách Nhà nƣớc

Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.

Về mặt tích cực, chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do và phù hợp hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu tài trợ máy móc, thiết bị, nguyên liệu của XNK.

Về mặt tiêu cực, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước kiểm soát xuất nhập khẩu sẽ dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi và lợi nhuận của ngân hàng sẽ

giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ dẫn đến tăng giá một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của DN làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

1.2.3 Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của khách hàng đều ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK của NHTM. So với loại hình cho vay khác, hoạt động tài trợ XNK phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới. Khách hàng khi ký kết hợp đồng phải hạn chế các điều khoản bất lợi để dễ dàng được sự chấp nhận tài trợ của ngân hàng. Đối với DN XNK phải có trình độ, am hiểu thị trường, nắm bắt các thương vụ ngoại thương ...Có như vậy thì thương vụ mới được diễn ra trôi chảy, tạo điều kiện cho ngân hàng hoàn thành tốt nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng.

1.2.4 Nhân tố từ phía đối thủ cạnh tranh

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các NHTM tham gia hoạt động tài trợ XNK ngày càng nhiều, chất lượng tài trợ càng tốt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong việc lôi kéo, giữ chân khách hàng thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế. Càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì sẽ càng làm cho thị phần tài trợ XNK của NHTM cho các DN bị phân tán và chia sẻ. Chính vì vậy, các NHTM cần phải hiểu rõ đâu là thế mạnh và hạn chế của đối thủ để đưa ra các chính sách tài trợ XNK tối ưu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới và giữ chân các khách hàng đã thực hiện các hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng.

1.3 KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của một số ngân hàng

Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tài chính với hàng loạt ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào Việt Nam ngày càng đáng kể hơn. Nhiều ngân hàng nước ngoài đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong đó có hoạt động tài trợ XNK. Có thể nói, đây sẽ là những đối thủ lớn của hầu hết các ngân hàng TMCP trong nước, vì thế việc vận dụng những kiến thức từ các ngân hàng nước ngoài này trong hoạt động tài trợ XNK là vô cùng cần thiết.

Kinh nghiệm của HSBC

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con với 100% vốn sở hữu nước ngoài của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi và hoạt động tại Việt Nam với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Về hoạt động TTTM, HSBC là một trong những ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, nhiều năm liền được Asset Triple A bình chọn là Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008, 2009, 2011, 2014 và năm 2015. HSBC xem xét việc mở rộng thị trường hoạt động trong đó hoạt động tài trợ XNK là một trong những ưu tiên hàng đầu. Một số điểm nổi bật trong hoạt động tài trợ XNK mà HSBC thực hiện có thể kể đến như sau:

+ Về sản phẩm tài trợ XNK

Các sản phẩm tài trợ XNK của HSBC rất phong phú và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mà các ngân hàng nội địa còn bỏ ngõ như: dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến, chiết khấu hóa đơn xuất khẩu khi thanh toán bằng phương thức ghi sổ, bảo lãnh thanh toán trả trước, bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu... HSBC cung cấp gói giải pháp toàn diện từ các dịch vụ chứng từ truyền thống đến các giải pháp được

thiết kế chuyên biệt cho từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động khác nhau trong đó nổi trội hơn cả là gói sản phẩm chuyên biệt dành cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã mang lại nhiều thành công cho HSBC Việt Nam trong thời gian qua.

+ Về nguồn vốn tài trợ

Tuy có lợi thế là một ĐCTC nước ngoài nên nhận được nguồn vốn USD giá rẻ từ nước ngoài nhưng không vì vậy trong công tác tìm kiếm nguồn tài trợ HSBC lại bỏ qua mảng này. Ngược lại, HSBC luôn chủ động tăng cường tìm kiếm các đối tác lớn khác nhau trên thị trường tài chính quốc tế.

+ Về tổ chức bán hàng

HSBC thành lập Trung tâm thanh toán và Tài trợ thương mại tại Việt Nam chuyên nghiệp và được đào tạo khá bài bản. Đội ngũ chuyên viên này với kiến thức vững chắc, luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trước mọi tình huống phát sinh.

+ Về công nghệ thông tin

Điểm nổi bật của HSBC trong hoạt động TTTM XNK chính là xây dựng các giải pháp điện tử cho các hoạt động tài trợ thương mại XNK được thiết kế rất hiệu quả nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch thương mại toàn cầu mọi lúc mọi nơi có thể kể đến như sau:

 Dịch vụ thanh toán điện tử (HSBC net-ITS) : là nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử toàn cầu, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nhập khẩu như mở và tu chỉnh thư tín dụng, thanh toán chứng từ nhập khẩu đồng thời tiếp cận mọi thông tin tức thời về tài khoản nhập khẩu mọi lúc, mọi nơi.

 Instant@service : HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp miễn phí tiện ích này. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử ngay sau khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện tại HSBC.

 Dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu (Document Tracker): HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ dò tìm và truy cứu nhanh về tình

trạng các bộ chứng từ trên toàn cầu (gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL) 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần và hoàn toàn miễn phí.

 HSBC e-PO Trader: giúp khách hàng quản lý các chứng từ điện tử và kiểm tra sự hợp lệ của các giao dịch trong phương thức ghi sổ dựa trên nền tảng website trực tuyến. Hệ thống e-PO Trader cho phép bên mua tự động hóa quá trình quyết định thanh toán.

Kinh nghiệm hoạt động tài trợ XNK của ANZ

ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ 1993 và là tên tuổi lớn trên thị trường tài chính thế giới. ANZ đặt ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp hiện đại, giúp khách hàng thiết lập các phương thức hoạt động bền vững trên nhiều phương diện. Trong đó để phát triển hoạt động tài trợ XNK, ANZ đã lựa chọn chiến lược phát triển hiện đại theo xu hướng thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, hướng tới khách hàng là mục tiêu cho sự phát triển. Cụ thể, ANZ xác định mỗi khách hàng sẽ tồn tại một nhu cầu khác nhau, và đến với ANZ mọi nhu cầu sẽ được giải quyết trên cơ sở xác định các rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải và cung cấp những sản phẩm để hạn chế rủi ro đó. Trong đó, ANZ phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ: các dịch vụ ngân hàng như quản lý dòng tiền, thu chi hộ, tư vấn tài chính, đầu tư liên kết tài trợ.

Kinh nghiệm của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Thái Lan (Eximbank Thái Lan)

Thái Lan là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu nằm trong khu vực Đông Nam Á, với các điều kiện kinh tế, mặt hàng XNK khá tương đồng đối với Việt Nam. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển hoạt động tài trợ thương mại, góp phần tăng khối lượng đầu tư và thương mại quốc tế, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Thái Lan đã triển khai các hoạt động như sau :

+ Cấp tín dụng: Eximbank cung cấp gói tín dụng toàn diện về tài trợ xuất nhập khẩu, bao gồm tài trợ trước giao hàng, đối tượng trọng tâm hướng tới là các DN nhỏ và vừa, tín dụng ưu đãi, cung cấp gói tín dụng tuần hoàn cộng thêm bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà xuất khẩu Thái Lan trong việc mở rộng thị trường.

+ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Eximbank Thái Lan là ngân hàng đầu tiên cung cấp bảo hiểm rủi ro đối với việc không thanh toán của người mua hoặc ngân hàng đại lý của họ trên 200 quốc gia. Dịch vụ này không những bảo vệ tối đa tổn thất xảy ra cho nhà xuất khẩu mà còn khuyến khích nhà xuất khẩu đa dạng hóa thị trường, gia tăng thị phần cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn các loại bảo hiểm khác nhau phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN như sau: (i) Bảo hiểm với thanh toán L/C kỳ hạn ngắn không hủy ngang, chính sách này được đưa ra đối với L/C được phát hành bởi một ngân hàng nhỏ chưa có nhiều tiềm lực kinh doanh trên thị trương quốc tế; (ii) bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung dài hạn cho phép tỷ lệ bảo hiểm giai đoạn trước khi giao hàng là 70% tổn thất thực về hàng hóa và chi phí xảy ra trong quá trình sản xuất. Giai đoạn sau khi giao hàng là 90% tổn thất thực tế theo giá trị hóa đơn.

1.3.2 Bài học đối với ngân hàng Việt Nam

Theo như báo cáo khảo sát về hoạt động tài trợ thương mại năm 2015 tại BIDV do Ban khách hàng doanh nghiệp lớn khảo sát thì bình quân một khách hàng sử dụng trong hoạt động tài trợ XNK là từ 2 đến 5 ngân hàng, trong đó 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng ít hơn 5 ngân hàng và 50% doanh nghiệp lớn sử dụng trên 5 ngân hàng. Chính vì vậy, yếu tố nào mang lại sức mạnh cạnh tranh là vấn đề cần được đặt ra, đặc biệt trong thị phần phát triển hoạt động tài trợ XNK của một ngân hàng. Thông qua việc xem xét cách thức mà một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và thế giới đã làm trong hoạt động tài trợ XNK, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng trong nước như sau:

- Cần tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và tích cực triển khai tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ, lãi suất cạnh tranh từ các chương trình tài trợ thương mại toàn cầu và các ĐCTC nước ngoài.

- Thực hiện tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động tài trợ XNK.

- Phát triển các giải pháp công nghệ thông tin cho hoạt động tài trợ XNK giúp tăng cường tiện ích và giảm thiểu thời gian xử lý cho khách hàng (cổng giao dịch điện tử cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu).

- Phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm theo hướng đặc thù ngành hàng/ khách hàng, đáp ứng trọn gói nhu cầu và tăng cường tiện ích cho khách hàng.

- Lên kế hoạch thay đổi cơ cấu nền khách hàng nhằm tạo sự đa dạng về hoạt động tài trợ XNK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)