8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Môi trường làm việc của nhà trường thuận tiện, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học, các hoạt động giáo dục sẽ thúc đẩy cán bộ, giáo viên, học sinh chuyên tâm với việc dạy, học, tự chủ trong dạy và học để nâng cao chất lượng dạy học, chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng dạy học trước nhà trường, cha mẹ học sinh.
Trình độ dân trí của người dân địa phương cao, cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, nhà trường họ chủ động tham gia phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, tham gia góp ý với Hiệu trưởng, giáo viên về các quyết sách của nhà trường.
Chính quyền địa phương hiểu về giáo dục, sẵn sàng trợ giúp để phát triển giáo dục nhà trường là yếu tố động lực thúc đẩy thực hiện QCDC trong trường học.
Môi trường làm việc của nhà trường thân thiện, cởi mở, chia sẻ, mọi người không ngần ngại khi góp ý với Hiệu trưởng, với đồng nghiệp về xây dựng phát triển nhà trường và phát triển cá nhân. Hiệu trưởng sẵn sàng lắng nghe giáo viên, học sinh phản hồi thông tin để hoàn thiện hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết luận chương 1
1. Thực hiện QCDC trong trường học về bản chất là quá trình tổ chức, xây dựng, thực hiện các quy chế, quy định, quy ước, nội quy…của nhà trường, những nội dung đó liên quan quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của mọi đối tượng trong trường từ Ban Giám hiệu đến cán bộ, viên chức, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng, phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện QCDC trong trường học chính là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường phải biết căn cứ các văn bản hướng dẫn QCDC cơ sở và QCDC của nhà trường để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong thực hiện QCDC và tổ chức thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ. Hiệu trưởng trường THPT có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện QCDC trong trường THPT.
3. Nghiên cứu lý luận về dân chủ, dân chủ trong trường học và tổ chức thực hiện QCDC trong trường THPT là cơ sở để phân tích, đánh giá đúng, sát tình hình thực tế triển khai thực hiện QCDC trong trường THPT, làm tiền đề cho việc khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện QCDC và tổ chức thực hiện QCDC ở trường THPT trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp để tổ chức thực hiện QCDC một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THPT.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Một vài nét về khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Hoành Bồ là một huyện miền núi phía nam của tỉnh Quảng Ninh, gồm 12 xã và 01 thị trấn; 82 thôn, khu (72 thôn và 10 khu), trong đó có 5 xã thuộc vùng cao, 03 xã thuộc vùng 135, là địa phương có diện tích tự nhiên là 844,63 ha, chiếm 13,8% diện tích Quảng Ninh. Dân số hiện có 50.438 người, là nơi cư trú của các dân tộc Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày và một số ít các dân tộc khác. Dân tộc thiểu số chiếm 36,5% trong đó chủ yếu là người dân tộc Dao. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 2,02%.
Về thuận lợi:
- Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành ở tỉnh, sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện, kinh tế - xã hội của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố đi vào hoạt động có hiệu quả tạo được sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, các Nghị định 29, 79, 71, 07, 87, Nghị định 06, Nghị định 04 của Chính phủ, Pháp lệnh số 34 ra đời phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhân
dân tin tưởng phấn khởi, coi QCDC là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường một bước quyền làm chủ của mình.
- Về khó khăn:
Là một huyện miền núi, địa bàn rộng trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất và tinh thần tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ cận nghèo còn nhiều. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Hiện tại toàn huyện có 36 trường học và 01 Trung tâm HN&GDTX. Trong đó có 13 trường mầm non, 07 trường THCS, 07 trường tiểu học, 06 trường TH&THCS, 03 trường THPT (có một trường liên cấp) và 13 trung tâm học tập cộng đồng. Đội ngũ các thầy cô giáo ngày càng đáp ứng đủ về lượng và tăng về chất. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm xây dựng, đáp ứng từng bước cho việc thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất vào năm 2015 và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cán bộ, CNVC ngành giáo dục ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, công tác phát triển Đảng trong các nhà trường được quan tâm và thực hiện tốt, tính thống nhất, đoàn kết nội bộ được giữ vững, các phong trào thi đua được duy trì và phát triển ngày càng chất lượng cao hơn.
Bám sát sự chỉ đạo của các cấp, những định hướng của ngành, các trường THPT trên địa bàn huyện đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, duy trì sĩ số học sinh gắn liền với đổi mới chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ 2010 đến nay các trường duy trì ổn định về số lượng lớp học và sĩ số học sinh, cả 3 trường THPT đến nay có 49 lớp với 1.725 học sinh. Luôn quan tâm nâng cao về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn; đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và năng lực học tập
tốt số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên sau từng năm học và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Đồng thời, không ngừng chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ tay nghề khá, giỏi và giàu kĩ năng sư phạm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và nhân viên được học tập và nâng cáo trình độ về mọi mặt; xây dựng tập thể cán bộ, nhân viên và giáo viên trường thành một tập thể thực sự đoàn kết, nhất trí, thường xuyên quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, sinh hoạt và cuộc sống; cùng tâm huyết và chăm lo cho sự nghiệp chung của nhà trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, giáo viên của các Trường THPT trên địa bàn Hoành Bồ đến nay là 144 đồng chí, trong đó trình độ chuyên môn Thạc sĩ có 9 đồng chí = 6,2 %, Đại học có 117 đồng chí = 81,2 %, Cao đẳng là 6 đồng chí = 4,1 %, Trung cấp là 4 đồng chí = 2,7 %, nhân viên phục vụ có 08 đồng chí trình độ phổ thông 12/12 = 5,5 %.
Song song với giáo dục văn hóa, các trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... theo chủ đề hàng tháng, quý với nhiều nội dung hình thức phong phú như tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, thi văn nghệ, làm tập san, thi học sinh duyên dáng, thanh lịch; tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, kí cam kết về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Qua đó, khẳng định vị thế của nhà trường của cấp học, tạo nên môi trường học tập an toàn, thân thiện, tạo hứng thú cho mỗi học sinh khi tới trường, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Về cơ sở vật chất, các Trường được đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đủ các phòng học và khu làm việc, tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, mở rộng khuôn viên, khu vui chơi cho học sinh để từng bước đầu tư hoàn thiện các phòng bộ môn theo đúng qui định, kết hợp với việc khuyến khích giáo viên tự
làm đồ dùng dạy học, tích cực ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy; xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn quốc gia hướng tới xây dựng thư viện điện tử để có tư liệu tham khảo phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh.
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực hiện QCDC
- Mục đích khảo sát.
Thấy rõ thực tế việc triển khai quán triệt, phổ biến và thực hiện QCDC trong trường học. Qua đó, thu thập thông tin và nắm được những kiến nghị, đề xuất của Hiệu trưởng, cán bộ giáo viên và học sinh liên quan nội dung thực hiện QCDC trong trường học.
- Nội dung khảo sát.
Tập trung vào các nội dung cơ bản đó là:
1. Khảo sát việc chỉ đạo triển khai thực hiện của đồng chí Hiệu trưởng và việc thực hiện các bước xây dựng QCDC trong trường học.
2. Khảo sát nhận thức và việc thực hiện QCDC trong trường học của CBQL, GV; Học sinh đồng thời qua khảo sát để nắm được công tác giám sát, kiểm tra của CBGV đối với các hoạt động của nhà trường và các hình thức theo dõi thực hiện các quy chế nhà trường đã xây dựng.
3. Lấy phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên để triển khai thực hiện QCDC trong trường học đạt kết quả.
- Đối tượng khảo sát: 24 cán bộ quản lý, Chủ tịch công đoàn, Bí thư
Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn và 60 giáo viên của 3 trường THPT của Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm:
+ Phương pháp phỏng vấn:
2.2. Thực trạng thực hiện QCDC ở trường THPT huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
2.2.1. Về nhận thức của CB, GV về thực hiện dân chủ ở trường THPT
Tiến hành khảo sát đánh giá về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện QCDC trong 3 trường THPT Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh tác giả thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về thực hiện QCDC trong trường THPT
Nội dung nhận thức Điểm đánh giá
X
1 2 3 4 5
1. Thực hiện QCDC là thực hiện quản lý
dựa vào nhà trường 6 20 28 10 20 2,98
2. Phát huy vai trò giáo viên, cán bộ, học sinh tham gia xây dựng nhà trường
25 6 10 28 15 3,02 3. Nâng cao tính dân chủ, bình đẳng
trong giáo dục 28 10 6 25 15 2,87
4.Thực hiện tôn trọng giáo viên, học sinh 10 20 28 20 6 2,90 5.Tạo ra sự bình đẳng giữa các thành
viên trong nhà trường 5 28 12 1 28 2,86
Các nội dung khác
Với 5 tiêu chí đưa ra đánh giá ở Bảng 2.1 được quy ước với các mức độ: Đúng nhất là 5 điểm, theo thứ tự giảm dần đến 1 điểm. Kết quả thu được, điểm cao nhất là nhận thức đúng nhất trong số người tham gia khảo sát.
Qua kết quả của Bảng 2.1 cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò của việc thực hiện QCDC trong trường học, tuy nhiên với tiêu chí nhận thức đúng và đầy đủ nhất thì chiếm tỷ lệ không phải là cao nhất mà lại đứng thứ 2 đó là thực hiện QCDC giúp nhà quản lý thực hiện quản lý dựa vào nhà trường. Bởi quản lý dựa vào nhà trường là quản lý dựa vào cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học, huy động sự tham gia của giáo viên, cán bộ quản lý và cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình ra quyết định về mọi vấn đề của nhà trường và sự phát triển của nhà trường.
Phỏng vấn Thầy Lại Chiến Thắng - Hiệu trưởng trường THPT Quảng La về vấn đề trên tôi đặt câu hỏi: “Xin thầy vui lòng cho biết thực hiện QCDC trong
trường học có phải là thực hiện quản lý dựa vào nhà trường không?’’
Thầy Thắng trả lời: “Tôi nghĩ rằng việc thực hiện QCDC trong trường
học là thể hiện sự tôn trọng cán bộ, giáo viên và phát huy vai trò của giáo viên, cán bộ trong quản lý nhà trường còn quan điểm quản lý dựa vào nhà trường tôi không hiểu về bản chất vấn đề cho lắm nên chưa dám khẳng định”.
Như vậy cho thấy thực tế cán bộ, giáo viên đã có nhận thức đúng về QCDC trong trường học, tuy nhiên chưa hiểu hết về bản chất sâu xa của vấn đề của QCDC trong trường học là thực hiện quản lý nhà trường dựa vào cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà quản lý huy động giáo viên, cán bộ, nhân viên ra quyết định các vấn đề về nhà trường.
Vì vậy vấn đề cần tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về thực hiện QCDC trong trường học, bản chất của vấn đề thực hiện QCDC trong trường học và tầm quan trọng của nó.
2.2.2. Thực trạng thực hiện QCDC trong trường THPT
2.2.2.1. Nội dung thực hiện QCDC đã triển khai ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
i. Thực trạng về thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng trong thực hiện QCDC trong trường học
Để khảo sát về vấn đề trên, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 24 cán bộ quản lý và 60 giáo viên bằng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1 và phụ lục 2, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Nội dung thực hiện QCDC ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung chỉ đạo thực hiện Mức độ thực hiện
TX Chưa TX Chưa TH 1. Phổ biến, kế hoạch năm học, nội dung
về trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong trường
84/84
100% 0,0 0,0
2. Thông báo công khai các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường
84/84
100% 0,0 0,0
3. Tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh: 84/84
100% 0,0 0,0
4. Thường xuyên chỉ đạo GVCN tiếp thu và tổng hợp ý kiến của HS và các bậc phụ huynh HS để phản ảnh cho hiệu trưởng
61/84
72,6% 0,0 0,0
5. Thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với CBGV - CB và học sinh 84/84 100% 0,0 0,0 6. Đặt hòm thư góp ý hoặc có hình thức góp ý khác để lấy ý kiến đóng góp thường xuyên. 84/84 100% 0,0 0,0
7. Biện đáp các ý kiến và biện quyết các đơn
thư khiếu nại, tố cáo theo quy định kịp thời. 0,0
84/84
100% 0,0
8. Chỉ đạo và thực hiện lấy ý kiến phản hồi của giáo viên về hoạt động quản lý của nhà trường.
0,0 84/84
100% 0,0
9. Chỉ đạo và lấy ý kiến phản hồi của học sinh về hoạt động dạy học, giáo dục của