8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện QCD Cở các trường THPT huyện
3.2.3. Phát huy vai trò chủ động của cán bộ, giáo viên, học sinh và các
lượng liên đới trong mọi hoạt động của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục
i. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện QCDC trong trường học là phải phát huy được vai trò của người dạy, người học trong quá trình dạy học, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhà trường. Phát huy vai trò của giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới trong quá trình dạy học, giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục chính là thực hiện QCDC trong trường học.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: Dạy học nêu vấn đề, học thơng qua thực hành, thí nghiệm, học thơng qua trải nghiệm thực tiễn, học theo dự án vv…
- Tăng quyền tự chủ cho nhà trường, giáo viên đối với phân công lao động, đánh giá cán bộ và phát triển chương trình dạy học.
- Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên trong việc ra quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhà trường, trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh và các hoạt động khác.
- Phân quyền cho giáo viên và cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, đánh giá kết quả hoạt động và trong quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp.
- Huy động sự tham gia của nhiều người và tính sáng tạo, đúng đắn trong việc ra quyết định của nhà trường: Quyết định về chuyên môn, quyết định về phát triển đội ngũ, quyết định về tài chính, cơ sở vật chất vv…
- Khi ban hành các quyết định của nhà trường phải lấy người học là điểm xuất phát, mọi quyết định của nhà trường, giáo viên đều phải phù hợp nhất với nhu cầu học sinh.
- Phát huy vai trò của giáo viên trong tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo chất lượng dạy học.
- Nhà trường tạo ra môi trường chia sẻ và truyền thống thông tin giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Mục tiêu của sự chia sẻ thông tin là hướng tới người học, phát huy vai trò tự học của học sinh một cách cao nhất.
Nhà trường thường xuyên quan tâm đến vấn đề thực hiện hàng loạt cải cách trong mọi hoạt động:
- Đổi mới phương pháp giảng dạy;
- Linh hoạt trong việc quản lý và thực hiện chương trình; - Có hệ thống chỉ dẫn q trình dạy và học.
Phát huy vai trị tự quản về nhân sự, chủ động trong việc điều hành nhân sự: hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, sa thải, tăng lương, đề bạt cho giáo viên và cán bộ nhân viên...
Xây dựng được viễn cảnh của nhà trường bằng ý kiến của tập thể, tạo ra môi trường làm việc, học tập thân thiện để mọi thành viên tích cực tham gia giảng dạy, học tập một cách tốt nhất.
Phát huy vai trò của giáo viên trong xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng của học sinh phù hợp với chuẩn chung của quốc gia và yêu cầu của địa phương, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hiệu trưởng có thể thay đổi cơ cấu tổ chức nhà trường để có nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: giáo viên, nhân viên phục vụ, phụ huynh, các thành viên cộng đồng.
Hiệu trưởng cần thực hiện phân quyền quản lý rõ ràng để mọi thành viên nhận thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong phát triển nhà trường.
Xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực cho cán bộ, giáo viên thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực chun mơn, NVSP, trình độ ngoại ngữ, tin học và tổ chức, quản lý.
Xây dựng hệ thống khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các cố gắng của đội ngũ và của toàn bộ nhà trường.
Thoả mãn các yêu cầu của phụ huynh và cộng đồng, huy động phụ huynh, cộng đồng tham gia xây dựng, phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động, trong đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý, trong tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học và đánh giá kết quả dạy học, giáo dục học sinh.
Kiểm tra, đánh giá dựa trên chuẩn: Nhà trường tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá dựa trên chuẩn quốc gia và chuẩn khu vực sao cho phù hợp với điều kiện năng lực của học sinh, tổ chức đánh giá trên chuẩn.
Cán bộ và giáo viên được trang bị về năng lực công nghệ thống tin và có kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và quản lý nhà trường.
Hiệu trưởng, cán bộ quản lý phải thường xuyên quan tâm xây dựng khối đoàn kết nội bộ, thực hiện các ngun tắc cơng bằng, bình đẳng, cơng khai, dân chủ trong mọi hoạt động nhằm xây dựng bầu khơng khí sư phạm hợp tác, dân chủ trong nhà trường và trong các tổ chuyên môn.
Hiệu trưởng phải thường xuyên khuyến khích, tạo động lực để giáo viên và nhân viên nhà trường có nhiều sáng kiến cải tiến, chủ động trong công việc đặc biệt là chủ động trong phát triển chương trình dạy học, giáo dục, chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, chủ động trong đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong mọi hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý học sinh đòi hỏi giáo viên và nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, hồn thành cơng việc được giao, đồng thời phải luôn luôn cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học.
Nhà trường, giáo viên phải tạo được môi trường học tập, trải nghiệm tốt nhất nhằm phát hiện năng khiếu học sinh và tổ chức những hoạt động để phát triển năng khiếu của học sinh.
Mọi hoạt động dạy học, giáo dục học sinh đều phải có tác dụng định hướng cho hoạt động tự học, tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học, tự quản tốt.
Nhà trường cần có chiến lược tạo sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong phát triển giáo dục, được chính quyền địa phương hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động cải cách táo bạo như hỗ trợ về kĩ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện để trường tự quản.
Trong phát triển nhà trường cần thực hiện các triết lý sau đây nhằm đảm bảo thực hiện QCDC trong trường học:
- Quyền làm chủ thuộc các thành viên trong và ngoài nhà trường liên quan đến giáo dục.
- Nhà trường phân quyền (có tác giả gọi là tản quyền), tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định vận mệnh của nhà trường. Rõ ràng đây là vấn đề quản lý liên quan mật thiết đến dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục.
Điều này đã được ghi trong Điều 11 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Cơng dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội...".
- Phát huy vai trị chủ động, tích cực của cán bộ, giáo viên, người học và các lực lượng liên đới trong xây dựng phát triển nhà trường hướng tới một mục tiêu xây dựng một nhà trường chất lượng, dân chủ, đổi mới.
iii. Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý nhà trường phải nhận thức sâu sắc về QCDC trong trường học.
Nhà trường phải xây dựng và phát triển văn hóa quản lý với triết lý là vì người học và phát triển tối đa năng lực của người học.
Giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh phải nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm cá nhân trong xây dựng phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.