8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện QCD Cở các trường THPT huyện
3.2.4. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện QCD Cở trường THPT sát
việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường
i. Mục tiêu của biện pháp
Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức là cơng bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực
và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước.
Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Đồng thời nhằm xác định những hoạt động chủ yếu trong nhà trường qua từng giai đoạn để tổ chức thực hiện quán triệt QCDC, định hướng cách thức quản lý thực hiện QCDC trong trường học, bên cạnh đó Hiệu trưởng chỉ đạo, động viên khuyến khích CBGV - NV và học sinh tham gia thực hiện QCDC ở trường học trong mọi hoạt động để phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
ii.Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trưởng trường THPT củng cố kiện toàn BCĐ, xây dựng quy chế hoạt động của BCĐ và kế hoạch thực hiện QCDC theo đúng hướng dẫn.
Hiệu trưởng phân công lãnh đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ chuyên môn, các bộ phận trong trường về vấn đề phát triển đội ngũ, phân công lao động, chấp hành quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả; trong đó có nội dung về cơng tác quản lý thực hiện QCDC của Hiệu trưởng;
Hiệu trưởng ban hành QCDC cơ sở trong trường học và thường xuyên hoàn thiện QCDC sao cho phù hợp với thực tiễn, công khai hóa QCDC của nhà trường để cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh được biết và thực hiện theo QCDC. Hiệu trưởng phải triển khai đầy đủ các nội dung thực hiện QCDC trong trường học tới từng tổ chuyên môn, tới giáo viên, học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh, nêu rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong thực hiện QCDC trong trường học.
Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị. Cuối năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 45 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và Điều 37 Nghị định số 29/2012/NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
Thơng báo cơng khai để cán bộ, công chức, viên chức biết những việc được quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về cơng khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 7, Điều 9 của Nghị định này, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, cơng chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Tổ chức Hội nghị, Hội thảo về thực hiện QCDC trong đơn vị trường học để cán bộ, giáo viên học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, đồng thời thống nhất về nội dung và cách thực hiện QCDC trong trường học và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đơn vị trong thực hiện QCDC trong trường học.
Hiệu trưởng quán triệt thực hiện QCDC tới từng tổ chuyên môn và các bộ phận trong trường, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện QCDC trong từng nội dung công việc: Phân công lao động, bồi dưỡng phát triển giáo viên, cán bộ, thực hiện kế hoạch chuyên môn và quy chế chuyên môn của tổ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của từng thành viên trong tổ chuyên môn.
Hiệu trưởng thường xuyên hướng dẫn giám sát thực hiện QCDC trong các đơn vị của trường, thường xuyên lấy ý kiến phản hồi thông tin của giáo viên, cán bộ và người học về thực hiện QCDC.
Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa quản lý và phát triển mơi trường làm việc học tập, tạo điều kiện để giáo viên, cán bộ, người học tham gia đóng góp, xây dựng phát triển nhà trường.
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan, đơn vị.
Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Nhà trường phải công khai QCDC trên thông tin đại chúng của nhà trường. Xây dựng đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp qui của nhà trường theo đúng quy định, ban hành các văn bản quản lý cho mọi hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính hiệu quả cho mọi hoạt động.
Thường xuyên đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của CBGV, thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm, hoặc họp tổ chuyên môn.
Lãnh đạo trường phải sâu sát, chân thành lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với CBGV - NV nhà trường trên cơ sở hiểu biết giới hạn giữa nhiệm vụ chung của đơn vị và quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên trong trường.
Có bộ cơng cụ phản hồi thông tin từ học sinh về hoạt động giảng dạy của giáo viên và bộ công cụ phản hồi thông tin từ giáo viên về cán bộ quản lý trong triển khai thực hiện QCDC gắn kết với triển khai tổ chức thực hiện mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường.