Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện QCDC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện QCDC

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện QCDC trường THPT trường THPT

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quản lý dựa vào nhà trường

Các biện pháp thực hiện QCDC hướng tới chung một mục đích cuối cùng là phát triển nhà trường với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và cải tiến thường xuyên nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội về nhân cách học sinh. Các biện pháp đề xuất phải quán triệt nguyên tắc quản lý dựa vào nhà trường, dựa vào các nguồn lực của nhà trường mà trọng tâm là dựa vào cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường.

Các biện pháp tổ chức thực hiện QCDC phải dựa trên nguyên tắc phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên, học sinh trong dạy và học trong đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc phát huy tính tích cực của cán bộ giáo viên, học sinh trong phát triển nhà trường phát triển nhà trường

Các biện pháp đề xuất phải hướng tới phát huy tới mức cao nhất vai trò của giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh tham gia xây dựng, phát triển nhà trường. Tạo môi trường, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực phấn đấu xây dựng phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các mặt hoạt động.

Các biện pháp đề xuất đều dựa trên nguyên tắc giáo viên làm chủ hoạt động dạy, giáo viên là người quyết định chất lượng dạy học, học sinh là chủ thể của hoạt động học và tính tích cực, tính chủ động của học sinh quyết định chất lượng của hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng các biện pháp quản lý, đồng tời là nguyên tắc cơ bản để thực hiện các biện pháp thực hiện QCDC trường học. Để đảm bảo tính tập trung dân chủ địi hỏi mọi hoạt động dân chủ đề phải theo đúng định hướng của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của từng cá nhân trong trường học. Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung chứ không phải là dân chủ theo kiểu tuỳ tiện, phân tán, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền. Về tập trung: Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do đó thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vơ điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó, làm cho "Đảng tuy nhiều người nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người". Đó là sự thể hiện ý chí của Đảng, Nghị quyết của Đảng.

Dân chủ và tập trung có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau thành một thể thống nhất, không thể thiếu được, không thể tách rời dân chủ riêng và tập trung riêng trong quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta.

Nếu trong tổ chức, hoạt động của Đảng và Nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ là động lực thúc đẩy bộ máy vận hành và phát triển, thì việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là điều vơ cùng quan trọng nhằm phát huy trí tuệ của nhân dân trong việc xây dựng tổ chức Đảng và Nhà nước để bộ máy đó ngày càng hoàn thiện và phát triển. Muốn phát huy quyền làm chủ của CBGV - NV một cách triệt để nhất, thì phải thực hiện QCDC, phải đảm bảo quyền dân chủ cho CBGV - NV trong việc tham gia quản lý và xây dựng trường, phải thực hiện tốt phương châm chung CBGV - NV phải "được biết, được bàn, được làm và kiểm tra ", phương châm đó thể hiện tính "dân chủ" một cách cụ thể nhất vì sau khi CBGV-NV được bàn bạc đóng góp ý kiến để đi đến thống nhất

thực hiện, thì phải tập trung cơng sức cũng như trí tuệ để thực hiện nhiệm vụ, đó chính là sự thể hiện thực tế của nguyên tắc tập trung dân chủ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng văn hóa nhà trường

Thực hiện QCDC là một trong những nội dung thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường. Để quản lý thực hiện QCDC trong trường học đạt kết quả cần đảm bảo nguyên tắc xây dựng mơi trường văn hóa giáo dục trong nhà trường. Nhà trường phải xây dựng được mơi trường có bầu khơng khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, ln được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình; đồng thời có quy định cụ thể để thực hiện giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý, động viên, khích lệ mọi người nỗ lực làm việc. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mơ tả cơng việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ. Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và học; chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trị lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên.

Các biện pháp thực hiện QCDC của nhà trường phải khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm, chia sẻ tầm nhìn; nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục; giáo viên quan tâm đến công việc của nhau; cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra, tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.

Các biện pháp thực hiện QCDC phải hướng tới mục tiêu xây dựng một mơi trường học tập có lợi nhất cho học sinh: học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. Học sinh được tôn trọng, được thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị; thấy rõ trách nhiệm của mình. Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, tạo ra mơi trường thân thiện cho học sinh: học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu, hồn cảnh khác nhau. Khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích cuối cùng của thực hiện QCDC trong trường THPT là phát huy tới mức cao nhất mọi nguồn lực của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học, đảm bảo gắn kết nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn với việc thực hiện QCDC, đảm bảo gắn kết giữa nâng cao chất lượng giáo dục, hoạt động quản lý trường học với việc thực hiện QCDC cơ sở trong trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)