Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THPT huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Một vài nét về khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THPT huyện

2.1. Một vài nét về khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Hoành Bồ là một huyện miền núi phía nam của tỉnh Quảng Ninh, gồm 12 xã và 01 thị trấn; 82 thơn, khu (72 thơn và 10 khu), trong đó có 5 xã thuộc vùng cao, 03 xã thuộc vùng 135, là địa phương có diện tích tự nhiên là 844,63 ha, chiếm 13,8% diện tích Quảng Ninh. Dân số hiện có 50.438 người, là nơi cư trú của các dân tộc Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày và một số ít các dân tộc khác. Dân tộc thiểu số chiếm 36,5% trong đó chủ yếu là người dân tộc Dao. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 2,02%.

Về thuận lợi:

- Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành ở tỉnh, sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện, kinh tế - xã hội của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố đi vào hoạt động có hiệu quả tạo được sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, các Nghị định 29, 79, 71, 07, 87, Nghị định 06, Nghị định 04 của Chính phủ, Pháp lệnh số 34 ra đời phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhân

dân tin tưởng phấn khởi, coi QCDC là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường một bước quyền làm chủ của mình.

- Về khó khăn:

Là một huyện miền núi, địa bàn rộng trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất và tinh thần tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ cận nghèo cịn nhiều. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Hiện tại tồn huyện có 36 trường học và 01 Trung tâm HN&GDTX. Trong đó có 13 trường mầm non, 07 trường THCS, 07 trường tiểu học, 06 trường TH&THCS, 03 trường THPT (có một trường liên cấp) và 13 trung tâm học tập cộng đồng. Đội ngũ các thầy cô giáo ngày càng đáp ứng đủ về lượng và tăng về chất. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm xây dựng, đáp ứng từng bước cho việc thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất vào năm 2015 và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cán bộ, CNVC ngành giáo dục ngày càng được nâng cao về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, cơng tác phát triển Đảng trong các nhà trường được quan tâm và thực hiện tốt, tính thống nhất, đồn kết nội bộ được giữ vững, các phong trào thi đua được duy trì và phát triển ngày càng chất lượng cao hơn.

Bám sát sự chỉ đạo của các cấp, những định hướng của ngành, các trường THPT trên địa bàn huyện đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, duy trì sĩ số học sinh gắn liền với đổi mới chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ 2010 đến nay các trường duy trì ổn định về số lượng lớp học và sĩ số học sinh, cả 3 trường THPT đến nay có 49 lớp với 1.725 học sinh. Ln quan tâm nâng cao về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn; đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và năng lực học tập

tốt số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên sau từng năm học và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Đồng thời, khơng ngừng chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, giỏi về chun mơn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ tay nghề khá, giỏi và giàu kĩ năng sư phạm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và nhân viên được học tập và nâng cáo trình độ về mọi mặt; xây dựng tập thể cán bộ, nhân viên và giáo viên trường thành một tập thể thực sự đoàn kết, nhất trí, thường xuyên quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, sinh hoạt và cuộc sống; cùng tâm huyết và chăm lo cho sự nghiệp chung của nhà trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, giáo viên của các Trường THPT trên địa bàn Hoành Bồ đến nay là 144 đồng chí, trong đó trình độ chun mơn Thạc sĩ có 9 đồng chí = 6,2 %, Đại học có 117 đồng chí = 81,2 %, Cao đẳng là 6 đồng chí = 4,1 %, Trung cấp là 4 đồng chí = 2,7 %, nhân viên phục vụ có 08 đồng chí trình độ phổ thơng 12/12 = 5,5 %.

Song song với giáo dục văn hóa, các trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục, thể thao....... theo chủ đề hàng tháng, quý với nhiều nội dung hình thức phong phú như tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, thi văn nghệ, làm tập san, thi học sinh duyên dáng, thanh lịch; tổ chức tuyên truyền về an tồn giao thơng, kí cam kết về phịng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Qua đó, khẳng định vị thế của nhà trường của cấp học, tạo nên mơi trường học tập an tồn, thân thiện, tạo hứng thú cho mỗi học sinh khi tới trường, góp phần giáo dục tồn diện nhân cách cho học sinh.

Về cơ sở vật chất, các Trường được đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đủ các phòng học và khu làm việc, tích cực đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, mở rộng khuôn viên, khu vui chơi cho học sinh để từng bước đầu tư hoàn thiện các phịng bộ mơn theo đúng qui định, kết hợp với việc khuyến khích giáo viên tự

làm đồ dùng dạy học, tích cực ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy; xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn quốc gia hướng tới xây dựng thư viện điện tử để có tư liệu tham khảo phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)