Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện QCDC và hoạt động ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện QCD Cở các trường THPT huyện

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện QCDC và hoạt động ba

khai ở trường THPT

i. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBGV-NV trong thực hiện nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở trường học, tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể tham gia giám sát trong quá trình thực hiện, phát hiện những ưu điểm để động viên, phát huy, những tồn tại, hạn chế để uốn nắn, sửa chữa, từ đó thực hiện tốt QCDC và nhiệm vụ năm học.

- Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện QCDC của nhà trường phải đảm bảo khách quan, chính xác, đúng nội dung.

Kiểm tra, đánh giá thực hiện QCDC trong trường học có tác dụng tạo động lực cho cán bộ, giáo viên học sinh tham gia xây dựng phát triển nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường và văn hóa quản lý.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Kiểm tra việc ban hành QCDC trong trường học và việc phổ biến tuyên truyền thực hiện QCDC của nhà trường ở từng bộ phận tới giáo viên, cán bộ, người học.

Kiểm tra việc quán triệt, ban hành văn bản đến việc tổ chức thực hiện; trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện; kiểm tra việc thực hiện của CBGV - CNV và HS trong nhà trường đối với việc thực hiện các quy định, quy ước, nội quy đã được ban hành.

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện QCDC trong từng bộ phận của nhà trường.

Kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện QCDC trong các hoạt động sau đây của nhà trường:

- Lập kế hoạch năm học

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học - Phát triển đội ngũ giáo viên

- Giảng dạy và thực hiện quy chế chun mơn: Thực hiện chương trình kế hoạch dạy học, giáo án lên lớp, thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, nề nếp ra vào lớp, thực hiện các hoạt động ngoại khóa mơn học của giáo viên vv…

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - Thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Cơng tác tài chính, cơ sở vật chất

- Hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh - Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội.

- Tự đánh giá phát triển nhà trường theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường THPT và kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường vv..

- Kiểm tra việc thực hiện những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết, được bàn, được làm, mức độ tham gia thực hiện của từng cán bộ, giáo viên trong xây dựng phát triển nhà trường.

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung ba công khai của trường và mức độ cập nhật thực hiện ba công khai của trường trong năm.

Tạo mọi điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân, Cơng đồn nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ; mỗi thành viên của Ban thanh tra nhân dân nâng cao trách nhiệm trong thực hiện cơng việc của mình được phân cơng.

Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện QCDC và hoạt động ba công khai ở các trường học để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện QCDCCS và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường phải quan tâm đến mọi hoạt động của nhà trường và thực hiện QCDC trong trường học, thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện QCDC, đồng thời phải xây dựng được các công cụ kiểm tra, lực lượng kiểm tra, tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực hiện QCDC.

Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá theo quy định, có cơ chế xử lý việc vi phạm QCDC đối với từng bộ phận trong trường.

Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Ban chấp hành Cơng đồn trường, Ban thanh tra nhân dân, tạo điều kiện cho CBGV - NV, học sinh được biết và tham gia giám sát việc thực hiện các công việc của nhà trường.

Nhà trường thường xuyên lấy phản hồi thơng tin về tình hình thực hiện QCDC của cán bộ chủ chốt trong trường để kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện QCDC trong trường học.

3.2.7. Hồn thiện các thiết chế văn hóa quản lý trong trường học i. Mục tiêu của biện pháp

Hồn thiện các thiết chế văn hóa quản lý trong trường học là một trong những nội dung của xây dựng văn hóa nhà trường, đồng thời thể hiện nội dung thực hiện QCDC trong trường học tạo ra sự chia sẻ giữa nhà quản lý với giáo viên, học sinh, khuyến khích động viên các lực lượng tham gia xây dựng phát triển nhà trường. Hồn thiện các thiết chế văn hóa quản lý ở trường Trung học phổ thong giúp cán bộ quản lý thực hiện có hiệu quả QCDC thơng qua việc phát triển văn hóa nhà trường và văn hóa quản lý.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Văn hóa nhà trường thể hiện nét đẹp trong tổ chức quản lý trường học trong việc phát huy các giá trị truyền thống của nhà trường và trong học tập, rèn luyện của học sinh. Văn hóa nhà trường được phản ánh thông qua chất

lượng dạy học, chất lượng giáo dục, quan hệ ứng xử đồng nghiệp với đồng nghiệp, quan hệ ứng xử của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường với xã hội vv…

Văn hoá quản lý được xem là tổng thể những nét đặc trưng về tư tưởng và tình cảm, nhận thức và hành vi, niềm tin và thái độ, phẩm chất và năng lực, phong cách và cá tính, khoa học và nghệ thuật, trí tuệ và tài năng,.... của chủ thể quản lý. Cũng như văn hoá nhà trường thuộc các lĩnh vực khác, văn hoá quản lý giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện của người lãnh đạo tổ chức giáo dục. Trước hết nó là hành trang của chủ thể quản lý để từ đó lơi cuốn các thành viên trong tổ chức đem tâm sức và trí tuệ thực hiện có hiệu quả mục tiêu của nhà trường đó là nâng cao chất lượng giáo dục.

Các thiết chế văn hóa là hệ thống những quy định để tạo nên nét đẹp về văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức, quản lý nhà trường.

Xây dựng văn hoá tổ chức trong quản lý là một quá trình. Thực tế cho thấy đây là q trình khơng đơn giản vì phải phá bỏ những ràng buộc cản trở sự phát triển của tổ chức để đi đến thống nhất trong tổ chức về quan niệm, hành vi, niềm tin và thái độ về vấn đề thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện QCDC trong trường học.

Để hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa quản lý Hiệu trưởng các trường THPT phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý của nhà trường trong đó chú trọng việc huy động cán bộ, giáo viên tham gia xây dựng hệ thống văn bản quản lý và ra quyết định quản lý.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn văn hóa nhà trường và tổ chức thực hiện theo các tiêu chuẩn đã xây dựng.

- Xây dựng các quy tắc ứng xử trong trường học bao gồm: + Quy tắc ứng xử trong quản lý

+ Quy tắc ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp + Quy tắc ứng xử giữa giáo viên với học sinh

+ Quy tắc ứng xử giữa giáo viên với phụ huynh học sinh + Quy tắc ứng xử giữa học sinh với học sinh

+ Quy tắc ứng xử giữa nhà trường với cộng đồng nơi trường đóng. - Xây dựng các tiêu chí về văn hóa chất lượng trong trường học: + Văn hóa dạy

+ Văn hóa học + Văn hóa đọc + Văn hóa nề nếp + Văn hóa kiểm định

- Xây dựng các tiêu chí thi đua, tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội bộ trường học dựa trên thực hiện các tiêu chuẩn văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức để đánh giá cá nhân, tổ chức trong trường.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành có hiệu quả các nhiệm vụ sau đây:

- Tạo sự thống nhất về nhận thức các quan điểm giáo dục, các giá trị nhân văn cao quý trong tất cả các thành viên của tổ chức; xây dựng truyền thống tốt đẹp của tổ chức; đưa các yếu tố văn hoá vào trong nhà trường;

- Đặt người học ở vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, hướng hoạt động giáo dục vào người học, phát triển mọi tiềm năng ở họ; quan hệ bình đẳng, thân ái với người học.

- Mạnh dạn, chủ động đổi mới hoạt động giáo dục; tích cực vận dụng thành tựu khoa học vào giáo dục. Khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới giáo dục, dạy học và chia sẻ kinh nghiệm.

- Hình thành nề nếp chuyên môn, đẩy mạnh kỉ cương, xây dựng chế độ làm việc, tác phong làm việc khoa học.

- Tạo khơng khí dân chủ, xây dựng văn hố ứng xử giữa nhà quản lý với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, nhà trường với cộng đồng xã hội, quan hệ quản lý tốt đẹp trong tập thể sư phạm.

- Kết hợp văn hoá của tổ chức và văn hoá cộng đồng, xây dựng tổ chức thành trung tâm văn hoá, khoa học của cộng đồng...

- Huy động giáo viên, cán bộ, người học tham gia ra quyết định quản lý, giám sát hoạt động quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý.

- Xây dựng phòng tiếp dân và tổ chức tiếp dân tuần hai buổi

Việc hồn thiện các thiết chế văn hố tổ chức giáo dục là một quá trình khơng chỉ dựa vào tinh thần tự giác của mọi thành viên trong tổ chức. Cần phải kết hợp những biện pháp khơi gợi tính tự giác và những biện pháp mang tính uy quyền, uy quyền của nhà quản lý và của chế độ quản lý. Nhưng dù sao thì việc làm cho tất cả các thành viên nhận thức được lợi ích của văn hố tổ chức đối với sự nghiệp chung và cả sự nghiệp của từng thành viên vẫn là yếu tố cơ bản để tổ chức và cá nhân phát triển.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về văn hóa nhà trường và văn hóa quản lý của người hiệu trưởng.

Hiệu trưởng cần dân chủ trong tổ chức quản lý trường học nhưng đồng thời chủ động trong việc ra quyết định quản lý một cách khách quan, thiết thực và khả thi.

Để hoàn thiện các thiết chế văn hóa quản lý, hiệu trưởng phải là người có tâm vì nhà trường, cống hiến vì nhà trường, vì cán bộ giáo viên, học sinh.

Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, nắm vững kiến thức, kĩ năng về quản lý trường học và thực hiện QCDC trong trường học.

Hiệu trưởng phải có nghệ thuật trong việc huy động con người tham gia xây dựng và quản lý trường học, có nghệ thuật ứng xử với con người và vì sự tiến bộ của con người.

3.2.8. Tổ chức hoạt động tiếp dân, tư vấn, hướng dẫn người học i. Mục tiêu của biện pháp i. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức các hoạt động tiếp dân giải quyết kịp thời những vướng mắc trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm giảm thiểu các đơn thư khiếu nại tạo sự bình đẳng, dân chủ trong quản lý nhà trường.

Tổ chức hoạt động tư vấn, hướng dẫn học sinh nhằm tạo ra sự trợ giúp tốt nhất cho người học, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn tâm lý trong học tập để học tập thành cơng, hiệu quả, giảm thiểu những khó khăn tâm lý, những vướng mắc trong học tập và sinh hoạt, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục và công bằng trong giáo dục.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng quy trình tiếp cơng dân Bố trí phịng họp tiếp cơng dân

Lên lịch tiếp công dân hàng tuần

Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại của cán bộ

Thành lập bộ phận giải quyết đơn thư khiếu nại của cán bộ trong trường và kịp thời giải quyết những vướng mắc theo đúng trình tự thủ tục của giải quyết đơn thư khiếu nại. Quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại phải đúng luật, theo trình tự thủ tục, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, công bằng, khách quan khơng mang tính cá nhân trục lợi hoặc trù úm cán bộ.

Nhà trường bố trí phịng tư vấn học sinh, cử cán bộ có năng lực hướng dẫn tư vấn học sinh về mọi mặt nhằm trợ giúp tâm lý học sinh, giúp cho đời sống tâm lý học sinh được ổn định giảm thiểu những rủi ro trong học tập, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các nội dung tư vấn cần tập trung vào các nội dung sau:

- Thực hiện tư vấn về học tập cho học sinh: Tư vấn về nội dung học, phương pháp học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vv..

- Thực hiện tư vấn về giải quyết các mối quan hệ cho học sinh: Quan hệ học sinh với thày cô, cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

- Thực hiện tư vấn về đời sống tình cảm của học sinh: Tư vấn về tình bạn, tình u tuổi học trị, tình cảm mẹ con, cha con, tình cảm thày trị.

Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho giáo viên làm công tác tư vấn hướng dẫn học sinh trong trường học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn.

Xây dựng các chế độ chính sách đối với cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn học sinh trong trường học.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, hướng dẫn người học và hoạt động giải quyết đơn thư, khiếu nại, tiếp công dân trong nhà trường.

Nhà trường phải bố trí địa điểm tiếp cơng dân và phịng tư vấn học sinh Nhà trường phải có đội ngũ chuyên gia làm nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại và tư vấn học đường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Mỗi biện pháp tổ chức thực hiện QCDC ở trường THPT trên địa bàn huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, nó bổ sung kết quả và hỗ trợ cho nhau cùng chung một mục đích là đảm bảo tính dân chủ trong phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Mỗi biện pháp nêu trên đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Để phát huy tối đa ưu điểm của từng biện pháp, chúng ta phải biết vận dụng khéo léo, đồng thời biết phối hợp giữa các biện pháp trong điều kiện cụ thể ở từng nhà trường sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và năng lực quản lý của cán bộ.

Các biện pháp tổ chức thực hiện QCDC trong trường THPT có mối quan hệ với nhau được thể hiện như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, người học về thực hiện QCDC trong trường học là cơ sở, tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện QCDC ở trường THPT cho từng năm học là biện pháp có tính chất định hướng cho mọi hoạt động thực hiện QCDC trong trường THPT.

Các biện pháp: Phát huy vai trò chủ động của cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới trong mọi hoạt động của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục; Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện QCDC ở trường THPT sát với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường; Tổ chức hoạt động tiếp dân, tư vấn, hướng dẫn người học; Thường xuyên thực hiện ba công khai ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)