Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện QCD Cở các trường THPT huyện

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về thực hiện

QCDC trong trường học

i. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về QCDC là cơ sở, điều kiện để thực hiện QCDC trong trường học, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về thực hiện QCDC, giúp các thành viên nhận thức đúng về vai trò của dân chủ trong trường học, những nội dung, công việc cán bộ, giáo viên, học sinh được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra để từ đó họ có hành vi phù hợp với văn hóa nhà trường.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về việc thực hiện QCDC trong trường học dưới nhiều hình thức khác nhau để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về:

- Tầm quan trọng của thực hiện QCDC trong trường THPT, vai trò của cán bộ, giáo viên, học sinh trong thực hiện QCDC.

- Công bố công khai những việc hiệu trưởng phải xin ý kiến cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Công bố công khai những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học được biết, được bàn, được tham gia để mọi thành viên trong nhà trường xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân.

- Hướng dẫn cán bộ, giáo viên nắm vững những nội dung công việc họ được tham gia cùng với Hiệu trưởng để xây dựng phát triển nhà trường. Hướng dẫn giáo viên những việc giáo viên được biết:

+ Chất lượng giáo dục nhà trường, tài chính, tài sản của nhà trường. + Các hoạt động quản lý của nhà trường.

+ Các hoạt động giáo dục học sinh.

+ Các hoạt động phối hợp với cộng đồng vv…

Hướng dẫn giáo viên những việc giáo viên được tham gia:

+ Tham gia quản lý trường học, góp ý với giáo viên, đồng nghiệp, nhà quản lý về mọi hoạt động của nhà trường.

+ Tham gia cùng với Hiệu trưởng về vấn đề đổi mới giáo dục, dạy học, đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

+ Tham gia huy động cộng đồng cùng với nhà trường giáo dục học sinh, tham gia phát triển giáo dục cộng đồng ở địa phương.

Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh những việc họ được kiểm tra, giám sát nhằm tạo động lực phát triển nhà trường:

+ Giám sát chất lượng giáo dục.

+ Giám sát hoạt động dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên.

+ Giám sát mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng vv…

Hướng dẫn giáo viên thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm cá nhân trong nhà trường THPT:

- Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về những nội dung xây dựng phát triển nhà trường, các vấn đề quản lý, giáo dục học sinh vv…

- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường;

- Thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, Luật Khiếu nại, tố cáo.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và học sinh; bảo vệ uy tín của nhà trường.

Thực hiện tốt những việc CB, GV và CNV được biết, được tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra (thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thơng qua các tổ chức, đồn thể trong nhà trường):

Những chủ trương, chính sách, chế độ của Ðảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức; vv…

Hàng năm, Hiệu trưởng mời BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở của huyện, tỉnh tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của các trường học, nói chuyện chuyên đề về thực hiện QCDC trong trường học để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nắm vững QCDC trong trường học nói chung và QCDC trong trường THPT nói riêng.

Cán bộ, giáo viên, học sinh phải tích cực tìm hiểu về nội dung QCDC trong trường học và nắm vững trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong thực hiện QCDC ở trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các trường trung học phổ thông huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)