2.1. SƠ LƯỢC VỀ ACB
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng
một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ACB đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do ngân hàng Nhà
nước cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân
TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào
hoạt động.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt gần 20 năm hoạt động của mình và những kết
quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình
trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
Hiện ACB có các cơng ty con sau: Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB, Cơng ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu, Công ty TNHH Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu, Công ty TNHH Quản lý quỹ ACB.
Đến ngày 31/12/2012, tổng số nhân viên chính thức của ngân hàng và
các cơng ty con là 10,276 người. Ngân hàng có 342 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Ngồi ra, ACB có trên 2,000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB
đang hoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-
27
Biểu đồ 2.1: Số lượng chi nhánh – phòng giao dịch của ACB giai đoạn
2007 – 2012
Đơn vị: Số lượng chi nhánh - phòng giao dịch
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm [9]
Từ biểu đồ 2.1 có thể thấy số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ACB tăng nhanh đều qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2007 – 2011 (số
lượng tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm). Riêng đến năm 2012, do
ảnh hưởng một phần từ suy thoái kinh tế, thị trường tăng trưởng chậm, nhu
cầu tiêu dùng giảm sút, lãi suất vay vẫn duy trì ở mức cao… nên tốc độ phát triển các kênh phân phối có chậm lại, số lượng chỉ tăng 4.9% so với năm 2011, trong khi năm 2011 tăng 16% và năm 2010 tăng 19%.
Về phạm vi hoạt động, hiện ACB đã có các chi nhánh và phịng giao
dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm: Tp.HCM, khu vực phía Bắc, khu vực
miền Trung, khu vực miền Đông và khu vực miền Tây. Tuy nhiên, số lượng các kênh phân phối vẫn tập trung nhiều ở Tp.HCM và khu vực phía Bắc vì hai nơi này là trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, là đầu tàu của nền kinh tế. Biểu đồ 2.2 dưới đây thể hiện qui mô phân bổ các kênh phân phối của
28
Biểu đồ 2.2: Số lượng chi nhánh – phòng giao dịch của ACB phân theo
vùng địa lý
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm [9]