KHÁI QUÁT KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 38 - 40)

Tiền Giang với diện tích 2.509,3km2, dân số trung bình 1.713,9 nghìn ngƣời với mật độ dân số 683 ngƣời/km2

[33], gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy5

và 8 huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phƣớc, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phú Đông. Đây là tỉnh nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài 120km, có đƣờng bờ biển dài 32km, với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Vị trí nhƣ vậy giúp Tiền Giang trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2014: cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực I (nông, lâm, thủy sản) chiếm 42,9%; khu vực II (công nghiệp) chiếm 22,5% và khu vực III (dịch vụ) chiếm 34,6%; tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (theo giá so sánh năm 2010) ƣớc cả năm 2014 đạt 49.892 tỷ đồng, tăng 9,5% (năm 2013 tăng 9,3%), GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 là 39,6 triệu đồng. Còn nếu tính tỷ lệ tăng trƣởng GRDP theo giá so sánh 2010 của Tổng cục thống kê công bố loại trừ yếu tố tính trùng, năm 2014 Tiền Giang cũng tăng xấp xỉ 8,3%. Điều này đã cho thấy nhiều điểm sáng của kinh tế Tiền Giang. Thông qua chỉ số này, nếu tính từ năm 2011 đến nay, Tiền Giang là 1 trong 2 địa phƣơng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc từ 0,4 đến 1%.

Tại hội nghị vùng đồng bằng sông Cửu Long dƣới sự chủ trì của Phó thủ tƣớng kiêm Trƣởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhằm tổng kết nhiệm vụ năm 2014, Tiền

5

Ngày 26/12/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 130/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại, thành lập các phƣờng thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Giang là một trong những địa phƣơng có một số chỉ tiêu đƣợc đánh giá trong vùng [14] nhƣ:

Tăng trƣởng dịch vụ chỉ đứng sau thành phố Cần Thơ, là 1 trong 3 địa phƣơng có chỉ số phát triển công nghiệp cao nhất, đứng thứ 2 sau tỉnh Long An về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang đã vƣợt ngƣỡng 1 tỷ USD, sang năm 2014 đã đạt gần 1,5 tỷ USD.

Là tỉnh đứng thứ 4 về phát triển DN. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, trong năm 2014 có 400 DN thành lập mới, vốn đăng ký khoảng 1.446 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 72 chi nhánh và 13 văn phòng đại diện. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 200 DN đăng ký bổ sung vốn, số vốn tăng thêm là 2.000 tỷ đồng, 353 DN đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Là 1 trong 6 địa phƣơng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt và vƣợt dự toán về thu hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thu ngân sách của Tiền Giang cũng đạt 4.401 tỷ đồng vƣợt 18,8% kế hoạch, hộ nghèo giảm còn 4,98%,... Tuy nhiên một trong những thành tựu nổi bật của Tiền Giang trong năm 2014 là tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN và huy động nguồn lực để đầu tƣ tạo nên những bƣớc đột phá quan trọng. Những điều kiện thuận lợi này đã tạo tiền đề cho việc phát triển SPDV của Agribank Tiền Giang nói riêng và các tổ chức tài chính khác nói chung. Bên cạnh những thuận lợi trên, tỉnh Tiền Giang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhìn chung chƣa tƣơng xứng với tiềm lực, tiềm năng của tỉnh. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi; nguồn lực cho đầu tƣ phát triển công nghiệp ở tỉnh còn hạn hẹp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hệ thống máy móc công nghệ chƣa hiện đại dẫn đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh kém. Mặt khác do ảnh hƣởng của dịch bệnh, thời tiết, giá bán một số loại nông sản, thủy sản không ổn định đã ảnh hƣởng đến thu nhập nông dân, chƣa phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và đào tạo nguồn nhân lực chƣa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trƣờng. Những yếu tố môi trƣờng này đã ảnh hƣởng rất nhiều đến thu nhập của ngƣời dân trong khi đây là tiêu chí quan trọng trong việc phát triển SPDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)