Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 44 - 48)

Với thế mạnh nhƣ uy tín, mạng lƣới rộng và thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, chính xác, hình thức huy động phong phú Agribank Tiền Giang ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trƣởng ổn định không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tƣ, tín dụng, thanh toán tại chi nhánh mà còn thƣờng xuyên điều chuyển vốn thừa theo kế hoạch về Agribank hội sở để điều hòa vốn trong toàn hệ thống. Từ năm 2010 đến năm 2014, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động bình quân là 19,91%. Đến ngày 30/06/2015, Agribank Tiền Giang chiếm 31,62% thị phần huy động vốn trên địa bàn. Biểu đồ 2.1 cho thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn của Agribank Tiền Giang.

Năm 2010, nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang là 4.884,4 tỷ đồng; năm 2011, 2012 tốc độ tăng khá cao trên 21%. Đến năm 2013 tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động giảm lại ở mức 12,2% với nguồn vốn huy động là 8.258,3 tỷ đồng. Năm 2014 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng hơn năm 2013 là 1.810,4 tỷ đồng đạt mức 10.068,7 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6 năm 2015 thì nguồn vốn huy động đạt mức 10.877 tỷ đồng tăng 808,3 tỷ đồng so với năm 2014. Điều này là do danh mục sản phẩm tiền gửi của Agribank Tiền Giang đa dạng và khá tƣơng đồng so với các

Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trƣ ởng

đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, giai đoạn 2010 – 2014, Agribank Tiền Giang đã đẩy mạnh triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng/nhóm khách hàng nhƣ: tiết kiệm học đƣờng, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt (dành cho khách hàng cá nhân); tiền gửi đầu tƣ tự động, đầu tƣ linh hoạt, tiền gửi tích lũy (dành cho khách hàng tổ chức), …làm nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trƣớc.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

2.3.1.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi

Nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2014 là nội tệ với tỷ lệ bình quân trên 98%, đỉnh điểm là vào năm 2014 với số dƣ 9.965 tỷ đồng (chiếm 99%) đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.2.

4,884.4 5,952.2 7,360.2 8,258.3 10,068.7 21.86% 23.66% 12.20% 21.92% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% - 2,000.0 4,000.0 6,000.0 8,000.0 10,000.0 12,000.0 2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Tiền Giang theo loại tiền gửi giai đoạn 2010 – 2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Nguyên nhân là vì trong năm 2011, NHNN liên tục ra các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD cụ thể ngày 09/04/2011, NHNN ban hành Thông tƣ số 09/2011/TT-NHNN, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức của các tổ chức tối đa 1%/năm và cá nhân là 3%/năm và sang ngày 01/06/2011 NHNN ban hành Thông tƣ số 14/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng đối với tổ chức là 0,5%/năm và của cá nhân là 3%/năm. Đến ngày 27/06/2013 với Thông tƣ 14/2013/TT-NHNN lãi suất đã giảm xuống còn tối đa là 0,25%/năm đối với tổ chức và 1,25%/năm đối với cá nhân. Đến ngày 17/03/2014, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 497/QĐ-NHNN theo đó mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD đối với tổ chức là 0,25%/năm và của cá nhân là 1%/năm; ngày 28/10/2014 NHNN ban hành Quyết định số 2172/QĐ-NHH giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của cá nhân xuống còn 0,75%/năm. Và gần đây nhất, ngày 25/09/2015 NHNN ban hành quyết định số 1938/QĐ-NHNN, theo đó mức lãi suất áp dụng đối với tiền

4,769.5 5,839.5 7,259.7 8,152.7 9,965.0 - 2,000.0 4,000.0 6,000.0 8,000.0 10,000.0 12,000.0 2010 2011 2012 2013 2014 Ngoại tệ Nội tệ

gửi của tổ chức là 0%/năm; mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm. Điều này là để ngăn chặn tình trạng găm giữ USD trong nền kinh tế. Mặt khác khi lãi suất tiền gửi USD giảm đi, trong khi lãi suất tiền gửi VND có xu hƣớng tăng nhẹ trong thời gian gần đây, thì ngƣời dân hay DN sẽ càng có xu hƣớng gửi tiền VND hơn tiền gửi USD.

2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Về kỳ hạn, phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc của Agribank Tiền Giang là dƣới 12 tháng, kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn. Riêng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng trong năm 2013, 2014 có xu hƣớng tăng cao, nguyên nhân là vì trong năm 2013 NHNN ban hành nhiều thông tƣ quy định áp trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngắn nhƣ thông tƣ 08/2013/TT-NHNN ngày 25/03/2013, thông tƣ 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013; Quyết định số 498/QĐ-NHNN ngày 17/03/2014 nên khách hàng có xu hƣớng gửi tiền kỳ hạn dài để đƣợc hƣởng mức lãi suất cao hơn.

10.50% 6.08% 7.72% 7.56% 8.54% 76.04% 91.70% 89.87% 80.74% 70.41% 4.16% 1.59% 2.20% 11.54% 20.94% 9.30% 0.62% 0.22% 0.16% 0.11% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014

Với cơ cấu này cho thấy nguồn vốn huy động từng bƣớc đã dần dần ổn định. Mặc dù sự tăng trƣởng này sẽ tạo nên tính ổn định của nguồn vốn nhƣng mặt khác sẽ làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào bị thu hẹp lại, ảnh hƣởng đến kết quả tài chính của đơn vị.

2.3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Tiền Giang theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2014

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Biểu đồ 2.4 cho thấy phần lớn tiền gửi là từ dân cƣ từ 89,76% năm 2010 và không ngừng tăng lên đến năm 2014 là 93,95% trên tổng lƣợng tiền gửi. Với tỷ trọng này cho phép xác định nguồn vốn huy động tại chỗ của Agribank Tiền Giang phù hợp với định hƣớng chung của Hội đồng thành viên Agribank. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và TCTD, tổ chức tài chính khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)