Về sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 78 - 80)

Thứ nhất, mở rộng quy mô các SPDV ngân hàng: Chi nhánh cần tích cực đẩy mạnh phát triển từng nhóm sản phẩm riêng biệt đồng thời đa dạng hóa các SPDV bằng nhiều biện pháp trong đó đẩy mạnh bán chéo SPDV.

- Về sản phẩm huy động vốn: tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn đặc biệt ở các sản phẩm mới nhƣ tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thƣởng,... thông qua các đợt giải tỏa bồi thƣờng nhƣ bồi thƣờng tuyến đƣờng cao tốc, đƣờng tránh đƣờng cao tốc, tuyến đƣờng điện 500kv duyên hải - Mỹ Tho,...

- Về sản phẩm tín dụng: Thông qua các tổ vay vốn, Agribank tuyên truyền chính sách của Chính phủ, NHNN, hƣớng dẫn kỹ năng quản lý sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả, gắn với việc tuyên truyền, hƣớng dẫn sử dụng các SPDV khác của ngân

hàng, đây là kênh chuyển tải vốn vay ngân hàng đến ngƣời dân mà tiết kiệm đƣợc chi phí, giảm tải cho cán bộ tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quan tâm tích cực đến khách hàng cũ, chia sẽ khó khăn với khách hàng, nhằm giữ vững thị phần, đặc biệt chú trọng đến thị trƣờng nông thôn. Tích cực thu thập những thông tin, ý kiến phản hồi từ khách hàng để cấp tín dụng và các sản phẩm khác, đồng thời có những tháo gỡ kịp thời nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Chẳng hạn nhƣ, Agribank Tiền Giang cần nâng hạn mức tín dụng thấu chi đối với khách hàng tùy theo mức thu nhập cũng nhƣ đối tƣợng khách hàng giao dịch mà áp dụng hạn mức tín dụng thấu chi phù hợp (không nên cứng nhắc ở mức tối đa 30 triệu đồng). Vì nếu cứng nhắc một mức cố định thì sẽ làm giảm mất một phần đối tƣợng khách hàng.

- Về sản phẩm thanh toán, kinh doanh ngoại tệ: Thông qua các chƣơng trình nhƣ tổ chức hội nghị khách hàng, kết nối DNđể tuyên truyền các chính sách ƣu đãi, đƣa ra các giải pháp đầu tƣ hiệu quả.

- Về các nhóm sản phẩm khác: nhƣ thu hộ hóa đơn tiền điện, Mobile banking, internet banking… tiếp tục tiếp cận phổ biến thông qua các đơn vị trƣờng học, ủy ban nhân dân xã phƣờng thị trấn đây là đối tƣợng cán bộ công chức viên chức có trình độ và có mức thu nhập ổn định và là đối tƣợng khách hàng tiềm năng cần đƣợc khai thác.

Thứ hai, nâng cao chất lượng SPDV: Theo nhận định của nhà kinh tế học nổi tiếng Erwin Frand “Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại”. Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Việc khách hàng đƣa ra những ý kiến phản hồi là rất cần thiết, thông qua đó, ngân hàng sẽ tìm hiểu đƣợc ấn tƣợng của khách hàng đối với mình và giúp ngân hàng hoạch định hay điều chỉnh đƣờng lối phát triển tƣơng lai. Phần lớn khách hàng sẽ không tự động giãi bày với ngân hàng về nỗi thất vọng của họ đối với chất lƣợng dịch vụ. Họ đơn giản sẽ rời bỏ ngân hàng và không bao giờ quay lại nữa nếu nhân viên không quan tâm hoặc không hỏi họ về chất lƣợng dịch vụ đang cung cấp. Mặt khác, ngân hàng sẽ có thể đƣa ra những chiến lƣợc sai lầm và làm giảm chất lƣợng dịch vụ do không nhận đƣợc những lời than phiền từ khách hàng. Điều này đẩy khách hàng ngày một xa

dần, hoặc làm nảy sinh các vấn đề khó khăn mà ngân hàng không bao giờ lƣờng trƣớc đƣợc. Ngoài ra, việc thăm dò ý kiến khách hàng về mức độ thỏa mãn của họ cũng chứng tỏ rằng ngân hàng đang thực sự quan tâm tới công việc kinh doanh và quan tâm tới khách hàng. Có thể nghe một số lời chỉ trích, nhƣng bù lại ngân hàng có thể thấy đƣợc hiện trạng của những việc đang thực hiện, từ đó sẽ có những biện pháp cải thiện tốt hơn. Vì chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Chất lƣợng dịch vụ phản ánh khả năng ngân hàng đáp ứng, thậm chí cao hơn kỳ vọng của khách hàng và đƣợc duy trì một cách thƣờng xuyên, nhất quán trong thời gian dài. Vì vậy, ngân hàng nên thiết lập đƣờng dây nóng của riêng chi nhánh ngân hàng mình. Tuy nhiên, nhiều nhân viên ngân hàng, thậm chí là cán bộ quản lý cảm thấy lo ngại, sợ hoặc không thích thiết lập đƣờng dây nóng vì khách hàng thƣờng khiếu nại. Đây là một quan điểm sai lầm, bởi lẽ ngoài việc có cơ hội chỉnh sửa, cải tiến quy trình cung cấp SPDV thì việc giải quyết tốt khiếu nại của khách hàng vẫn đem lại cơ hội cho ngân hàng giữ chân khách hàng. Đồng thời hạn chế đƣợc sự lan truyền thông tin do khách hàng không đƣợc ngân hàng giải quyết khiếu nại đem sự không hài lòng của mình nói với những ngƣời khác. Hơn nữa, hiện nay khách hàng ngày càng bận rộn với công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội vì vậy nếu họ có thắc mắc hay gặp sự cố liên quan đến SPDV ngân hàng mà luôn đáp ứng đƣợc thì sẽ tạo ấn tƣợng rất tốt. Các hình thức kết nối ít tốn thời gian và công sức đi lại (nhƣ đƣờng dây nóng, giải đáp trực tuyến) sẽ tạo cho khách hàng cảm giác đƣợc phục vụ mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)