Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 69 - 74)

2.5.3.1. Về phía môi trường

Thứ nhất, do tính chất là địa bàn nông nghiệp nông thôn, nên thói quen tiêu dùng và trình độ dân trí của khách hàng vẫn còn là một rào cản đối với việc phát triển các SPDV ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ công nghệ cao tại Tiền Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thứ hai, tính cạnh tranh trên thị trƣờng chƣa cao, chủ yếu là mở rộng mạng lƣới, cạnh tranh về lãi suất và giá cả, nhƣng cạnh tranh về chất lƣợng và công nghệ thì chƣa phổ biến, hơn nữa chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới. Điều này là do các NHTM chƣa có tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẽ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầu tƣ mua sắm máy móc và chƣa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ.

Thứ ba, về phƣơng diện pháp lý, dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực nhƣng vấn đề về tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử vẫn chƣa đƣợc đề cập chi tiết. Việc tiếp cận thu ngân sách nhà nƣớc (thuế, kho bạc, hải quan) qua hệ

thống ngân hàng còn nhiều khó khăn cũng gây nên tâm lý e ngại sử dụng các SPDV ngân hàng hiện đại của khách hàng.

Thứ tư, thị trƣờng hàng hóa nông nghiệp chƣa ổn định, thiếu mô hình liên kết chặt chẽ giữa ngƣời dân và doanh nghiệp trong sản xuất, thu mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phƣơng thức sản xuất; chƣa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lƣợng hàng hóa nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hóa, công nghệ sau thu hoạch,… do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả của quá trình đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

Một nguyên nhân khác nữa là do việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai chậm dẫn đến việc một số khách hàng không tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng do không có tài sản bảo đảm vì phần lớn tài sản thế chấp chủ yếu là đất đai nông nghiệp. Mặt khác, nhiều tổ chức, cá nhân chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhƣng lại cƣ trú tại các phƣờng, thị trấn nên không đƣợc hƣởng chính sách theo nghị định số 41. Tuy nhiên yếu tố này đã đƣợc khắc phục trong nghị định số 55 của Chính phủ.

2.5.3.2. Về phía khách hàng

Do yếu tố địa bàn nông nghiệp, lƣợng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh khá đông, số món phát sinh nhiều mang tính nhỏ lẻ, luôn gây áp lực công việc cho chi nhánh trong việc giải phóng khách hàng trong khi tâm lý khách hàng không thích chờ đợi lâu.

Khách hàng đặc biệt là một số khách hàng DN vẫn còn e dè với các dịch vụ thanh toán trên môi trƣờng internet, chƣa có thói quen giao dịch qua internet, một số khách hàng còn lo ngại về sự an toàn trong giao dịch thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử. Mặt khác, nhiều khách hàng lớn tuổi bị hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ trên máy tính cũng nhƣ trên điện thoại di động.

Một nguyên nhân nữa là do tâm lý dân cƣ (chủ yếu là vùng nông thôn) rất ngại để ngƣời khác biết thu nhập của mình, kể cả trong trƣờng hợp các nguồn thu nhập là hoàn toàn hợp pháp nên nhiều ngƣời không mặn mà với việc mở tài khoản ngân

hàng nếu mục tiêu chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân. Vì thế dù có rất nhiều phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt thay thế nhƣng khách hàng vẫn rút tiền mặt ra thanh toán và ngƣời bán lại mang tiền đến nộp vào ngân hàng. Đây cũng là một trong những lý do vì sao tình hình khu vực nông nghiệp Tiền Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung chƣa có những cải thiện mạnh mẽ cả về trình độ kinh tế.

2.5.3.3. Về phía ngân hàng

Thứ nhất, chƣa có một chiến lƣợc phát triển dịch vụ dài hạn và kế hoạch phát triển cụ thể. Mặc dù trong những năm gần đây việc phát triển SPDV ngân hàng đã đƣợc quan tâm và là một trong những mục tiêu hàng đầu, song chỉ mới dừng lại ở kế hoạch kinh doanh hàng năm. Một phần là do Agribank Tiền Giang là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Agribank, nên kế hoạch kinh doanh lập ra đều phải dựa trên kế hoạch, chủ trƣơng, đƣờng lối của ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên, đối với những danh mục sản phẩm đã đƣợc cung cấp thì Agribank Tiền Giang cũng chƣa xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển dịch vụ dài hạn.

Thứ hai, chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng cho hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng. Bất kể lĩnh vực kinh doanh nào muốn phát triển đều cần phải có vốn đầu tƣ với việc phát triển SPDV ngân hàng cũng vậy, cần có vốn để nghiên cứu các sản phẩm mới, đầu tƣ công nghệ, đào tạo cán bộ và trang trải các chi phí nhƣ tiếp thị, quảng cáo,… Tuy nhiên, đối với việc này chi nhánh chƣa có sự đầu tƣ thích hợp.

Thứ ba, về trình độ cán bộ, nhìn chung cán bộ nhân viên làm việc hầu hết đều có trình độ từ trung cấp ngân hàng trở lên nhƣng nhiều ngƣời đã lớn tuổi (trên 50 tuổi), đƣợc đào tạo từ nhiều năm trƣớc chƣa có điều kiện đào tạo lại, chƣa có cập nhật đƣợc kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiếp thu công nghệ và nhận thức về sản phẩm mới còn hạn chế. Vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện các SPDV mới có một bộ phận trở nên bất cập, nhất là các chi nhánh kinh doanh trong môi trƣờng ít cạnh tranh. Do hạn chế trong kiến thức về SPDV nên nhiều cán bộ nhân viên không thể tƣ vấn cho khách hàng về tiện ích và cách sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Hơn nữa, năm 2014 Agribank chuyển sang cơ chế giao dịch “một cửa” nghĩa là khách hàng đến giao dịch chỉ cần tiếp xúc và làm việc với duy nhất

một giao dịch viên điều này góp phần tạo sự thoải mái cho khách hàng. Thế nhƣng, đôi khi khách hàng cảm thấy không hài lòng vì giao dịch viên tỏ ra không hiểu biết rộng hết các nghiệp vụ để có thể tƣ vấn cho khách hàng. Mặt khác, giao dịch viên thƣờng chỉ quan tâm đến khía cạnh thực hiện nghiệp vụ ngân hàng mà quên đi rằng với cơ chế giao dịch một cửa, giao dịch viên đồng thời cũng là nhân viên “bán hàng”, do đó cũng cần có kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng.

Thứ tư, quan niệm và nhận thức về ngân hàng theo nghĩa bó hẹp ở các hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Việc triển khai các SPDV mới không thể hiệu quả tức thì nên dẫn đến tâm lý ngại triển khai. Thêm vào đó, địa bàn hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang chủ yếu tại nông thôn, mức độ cạnh tranh thấp, tín dụng vẫn tạo nguồn thu nhập lớn do vậy chƣa tạo sức ép mạnh để thay đổi quan điểm kinh doanh và phát triển SPDV.

Thứ năm, hệ thống đƣờng truyền đôi lúc chƣa đƣợc ổn định, khắc phục các lỗi giao dịch tại máy ATM còn chậm, việc nghẽn mạng, quá tải, mất kết nối vẫn xảy ra, ảnh hƣởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ. Bên cạnh đó, chênh lệch hạ tầng công nghệ giữa khu đô thị và khu vực nông thôn còn cao cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng khả năng thâm nhập của các dịch vụ ngân hàng điện tử.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã phân tích tình hình chung nền kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang và phân tích thực trạng phát triển SPDV tại Agribank Tiền Giang. Bên cạnh đó bảng khảo sát ý kiến khách hàng cho ta thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về SPDV của Agribank Tiền Giang, lý do khách hàng chọn Agribank giao dịch, những vấn đề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trong quá trình cung ứng SPDV. Mặt khác, các NHTM khác bắt đầu đã mở các phòng giao dịch tại địa bàn phụ cận để khai thác chiếm lĩnh thị phần vì thị trƣờng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại địa phƣơng còn rất nhiều tiềm năng. Trên cơ sở đó Agribank Tiền Giang cần có những giải pháp để phát triển sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh với mục đích giữ vững thị phần trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình góp phần hoàn thành chung kế hoạch kinh doanh của Agribank.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)