Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 85 - 87)

Trình độ công nghệ cùng với con ngƣời sử dụng công nghệ đóng vai trò quyết định chất lƣợng phục vụ khách hàng. Công nghệ đem lại những bƣớc tiến nhanh và khả năng đáp ứng vƣợt trội sự kỳ vọng của khách hàng. Sự tin tƣởng và lòng trung

thành của khách hàng phụ thuộc nhiều vào công nghệ hiện đại, cũng nhƣ những tiện ích, giá trị gia tăng cho khách hàng do việc ứng dụng công nghệ đó mang lại. Do đó Agribank cần tiếp tục nâng cấp phần mềm hệ thống IPCAS11

để không phải gặp sự cố chập chờn làm quá trình giao dịch bị gián đoạn, không thể giải phóng khách hàng nhanh, nhất là vào những ngày giao dịch đầu tháng và cuối tháng. Hiện đại hóa các chi nhánh một cách tập trung và trọng điểm. Trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, các trung tâm công nghiệp, thƣơng mại sẽ đƣợc ƣu tiên hiện đại hóa để tạo điều kiện cho việc kinh doanh các SPDV ngân hàng tiên tiến. Vì sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đến những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về tính năng của SPDV ngân hàng. Khách hàng trở thành ngƣời quyết định mức phát triển và đƣa ra những yêu cầu đối với SPDV ngân hàng và trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, ngân hàng phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Yêu cầu đối với công nghệ ngân hàng tuy có vẻ rất đơn giản, chỉ là việc bảo đảm trình độ công nghệ cập nhật nhất, tiên tiến nhất, nhƣng là yêu cầu rất khó khăn trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tƣ, trình độ cán bộ công nghệ thông tin và điều kiện pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Trong thời kỳ xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang chuyển động hết sức nhanh chóng thì hiện đại hóa công nghệ càng nhanh, ngân hàng càng có lợi khi tham gia vào các hoạt động ngân hàng quốc tế. Ngƣợc lại, sự chậm trễ là nguy cơ bất lợi nhiều mặt là mối đe dọa khả năng cạnh tranh của NHTM. Tuy nhiên, những ứng dụng này phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng ngƣời Việt Nam, các SPDV ứng dụng công nghệ ngân hàng phải đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng trong điều kiện phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh đó Agribank cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các sản phẩm về tín dụng, các dịch vụ, đa dạng hóa các danh mục SPDV để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn nhƣ sản phẩm tín dụng lƣu vụ, tín dụng chứng minh tài chính, tín dụng hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình cá nhân sản xuất quy mô nhỏ, tín dụng hộ gia đình cá nhân thông qua tổ tín dụng liên kết,… và tiếp tục phát triển thêm tính năng cho sản phẩm Mobile banking có thể

11

dùng duy nhất 1 số điện thoại có thể nhận thông tin từ nhiều tài khoản của chính khách hàng đó.

Bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm tiếp tục nghiên cứu thị trƣờng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua các cuộc điều tra, khảo sát, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. Đồng thời theo dõi, đánh giá hiệu quả của từng SPDV riêng biệt tại từng chi nhánh, thống kê báo cáo hàng tháng để từ đó bổ sung, sửa đổi nhằm làm hoàn thiện SPDV ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng để quản lý thông tin khách hàng chính xác, cập nhật thuận lợi cho việc chăm sóc khách hàng cũng nhƣ giới thiệu các sản phẩm mới của Agribank. Hoàn thiện và triển khai chƣơng trình chấm điểm xếp loại khách hàng để thuận tiện trong việc phân loại khách hàng để từ đó có các chính sách chăm sóc phù hợp nhƣ chính sách ƣu đãi về dịch vụ, chính sách ƣu đãi về sản phẩm, chính sách ƣu đãi về thời gian và địa điểm phục vụ, chính sách quà tặng, chính sách phí và lãi suất,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)