Môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 69 - 71)

Với số dân hơn 89 triệu người và thị trường tài chính còn sơ khai, Việt Nam vẫn là một mảnh đất tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng. Theo chuyên gia phân tích của tổ chức đánh giá tín nhiệm tín dụng Moody’s, thị trường CVKHCN Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng để khai thác và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ dự kiến có thểđạt đến 30-40% mỗi năm. Mặc dù những năm gần đây hầu hết các NHTM tại Việt Nam tập trung vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, mở rộng CVKHCN, tuy nhiên,

trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt, tâm lý ngại vay mượn đã in sâu vào người dân là một thách thức lớn đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn chưa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất khó khăn và đình trệ, hàng ngàn doanh nghiệp phá sản, ảnh hưởng lớn thu nhập của dân cư, sức mua giảm mạnh khi người dân thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Thị trường bất động sản TPHCM ảm đạm trong thời gian dài, trong khi sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở là sản phẩm cho vay chiếm tỷ trọng chính của Chi nhánh. Đây là những khó khăn thách thức mà hoạt động CVKHCN phải đối mặt trong thời gian tới.

Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do : Năm 2010, mặc dù BIDV- SGD2 đã đẩy mạnh cho vay KHCN nhưng dư nợ cho vay tại Chi nhánh vẫn chưa tăng trưởng mạnh do mức lãi suất vay còn ở mức tương đối cao (từ 16% đến 21%). Trong năm 2011, trước áp lực phải kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc kinh tế. Việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất trên tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011, khiến cho những nhu cầu vay vốn khác của người dân như mua nhà để ở, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp… không

được đáp ứng khi tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất của ngân hàng đã đạt tỷ lệ

quy định. Đây cũng là mặt bằng chung của nền kinh tế ngày càng khó khăn, thêm vào đó tình hình lãi suất cao, sự biến động bất ổn định của thị trường vàng, chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường bất động sản đóng băng là những nguyên nhân tác

động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của người dân.

Trong năm 2012 nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng khó khăn, thu nhập của người lao động giảm, môi trường kinh doanh không thuận lợi do đó ảnh hưởng mạnh đến dòng tiền trả nợ của người vay, chính vì thế gần như nợ xấu, nợ nhóm 2 của các sản phẩm đều tăng cao. Như vậy so với cuối năm 2011, chất lượng

CVKHCN cuối năm 2012 giảm nguyên nhân chủ yếu cũng do bị ảnh hưởng chung cuộc cuộc khủng hoảng kinh tế tòan cầu trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)