Đánh giá thực trạng phát triển về quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 61 - 63)

2.3.1.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Năm 2011, doanh số CVKHCN giảm 486 tỷđồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạm phát cao, chính phủ có chính sách ưu tiên vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế tín dụng phi sản xuất. Chính điều này đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay tại Chi nhánh. Ngoài ra trong bối cảnh khó khăn chung của ngành ngân hàng Chi nhánh đã gặp nhiều yếu tố bất lợi trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã rất thận trọng trong việc điều hành, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để cân đối với nguồn vốn huy động. Các khoản giải ngân chỉđược Chi nhánh áp dụng để duy trì nhóm khách hàng cho vay hạn mức tín dụng có quan hệ tốt, toàn diện với Chi nhánh, cân đối giải ngân, thu nợđể giảm dư nợ.

Năm 2012, với định hướng đẩy mạnh hoạt động NHBL tại BIDV, Chi nhánh

đã từng bước cơ cấu lại nền khách hàng nhằm đa dạng hoá nền khách hàng, giúp doanh số CVKHCN tại Chi nhánh tăng mạnh so với năm 2011.

2.3.1.2. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ CVKHCN của Chi nhánh trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh, tuy nhiên năm 2012 hoạt động CVKHCN vẫn đạt sự tăng trưởng tốt (tổng dư nợ

CVKHCN tăng hơn 318 tỷđồng so với năm 2011, tương ứng tăng trưởng 58.67%) là một trong 10 Chi nhánh có dư nợ bán lẻ lớn nhất hệ thống, đóng góp vào sự tăng trưởng dư nợ chung của toàn Chi nhánh.

Để so sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN, tác giả dẫn chứng bằng tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng đối thủ, những ngân hàng từ

trước đến nay vốn đã được biết đến là ngân hàng năng động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ:

Bảng 2.10 : Tốc độ tăng, giảm dư nợ CVKHCN của một số NHTM

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngân hàng

Dư nợ cho vay KHCN Tốc độ tăng, giảm (%) Năm 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 BIDV-Sở Giao Dịch 2 755 542 860 -28.21 58.67 BIDV 29,832 38,393 47,437 28.70 23.56 Vietinbank 45,677 52,818 49,819 15.63 -5.68 VCB 19,450 21,000 28,783 7.97 37.06 Techcombank 18,397 22,234 27,748 20.86 24.80 ACB 32,450 38,291 44,348 18.00 15.82

Biểu 2.8: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của một số một số NHTM

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2010-2012[8]

Với xu hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, những năm gần đây BIDV luôn duy trì một tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVKHCN cao và ổn định, BIDV hiện đứng thứ 2 sau Vietinbank (dư nợ bán lẻ của ACB và Techcombank bao gồm KHCN, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ). Riêng tại BIDV-SGD2 tốc độ

tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, có sự tăng giảm mạnh qua các năm. Điều này

ảnh hưởng đến quy mô và thị phần trong hoạt động CVKHCN tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)