Bài học kinh nghiệm cho NgânHàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 50 - 53)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho NgânHàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

Nam CN Nam Gia Lai (BIDV NGL)

Với định hướng đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, BIDV NGL cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ về phương thức TTKDTM đến khách hàng và công chúng nhằm thay đổi thói quen thanh toán truyền thống sang sử dụng các hình thức TTKDTM hiện đại qua ngân hàng.

 Một là, đẩy mạnh và đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến nhiều thành phần dân cư, nâng cao tính cạnh tranh dịch vụ. Bên cạnh đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút khách hàng.

 Hai là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại. Luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng dịch vụ ngân hàng một cách chính xác và kịp thời.

 Ba là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ TTKDTM là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Tăng cường chuyền tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có những thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết về dịch vụ TTKDTM, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của dịch vụ.

 Bốn là, chú trọng phát triển công nghệ thông tin bởi CNTT liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ TTKDTM. BIDV NGL nên học tập kinh nghiệm đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các hệ thống có tính nhạy cảm cao, kết hợp các giải pháp xác thực mạnh với cập nhật kiến thức, bổ sung quy trình kiểm soát, giúp cho việc triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử. Những dịch vụ dựa trên nền tảng CNTT đã trở thành xu thế tất yếu như Mobile Banking, Internet Banking, …đồng thời cũng yêu cầu tính bảo mật, có đủ nhân lực am hiểu công nghệ để tránh rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt. Với những tiện ích, ưu điểm của các dịch vụ TTKDTM cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ TTKDTM này một cách rộng rãi trong dân cư cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc nâng cao tần suất và tỷ trọng TTKDTM trong tổng khối lượng thanh toán của nền kinh tế, hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt, hiện đại và phát triển hơn.

Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam CN Nam Gia Lai được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)