Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động TTKDTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 87 - 90)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động TTKDTM

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh toán của BIDV NGLvẫn còn gặp một số vấn đề đòi hỏi được khắc phục giải quyết. Cụ thể là :

Các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng chưa được người dân biết đến và sử

dụng rộng rãi:

Chi nhánh chưa thật sự chủ động trong việc tiếp thị, khai thác thu hút khách hàng, thông tin quảng cáo chưa thường xuyên đến khách hàng dẫn đến hiểu biết của người dân về dịch vụ TTKDTM do chi nhánh cung ứng chưa cao, bộ phận dân cư chưa thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Công tác tuyên truyền quảng bá về những ưu điểm của các phương tiện TTKDTM chưa được chi nhánh chú trọng nên người dân chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ thanh toán này, chưa thấy được những ưu điểm vượt trội của phương tiện TTKDTM. Bộ phận lớn dân cư vẫn cảm thấy chưa cần thiết, chưa thấy được lợi ích của chính họ và xã hội khi mở tài khoản và thanh toán tại ngân hàng.

Tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán KDTM cũng chưa phong phú,

Các phương tiện TTKDTM chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile,... chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp. Khách hàng chỉ có thể sử dụng các công cụ thanh toán cho một vài mục đích như thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền, chuyển khoản, nhận tiền gửi. Đa số Khách hàng chỉ yêu cầu phát hành thẻ thanh toán nội địa, còn thẻ thanh toán quốc tế ít phát hành..

Chất lượng dịch vụ cung ứng còn hạn chế:

Chất lượng dịch vụ chưa cao, tình hình các máy ATM trên địa bàn vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng bảo trì, ngưng hoạt động, lỗi hệ thống...gây bức xúc cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay thậm chí có chi phí cao hơn cả thanh toán bằng tiền mặt như hình thức UNC khác hệ thống, khách hàng so sánh và lựa chọn hình thức rút Tiền mặt và sang NH khác nộp sẽ không tốn phí. Chưa kể đến sự khan hiếm máy ATM tại các huyện như Chư Pưh, chư Sê, Đức Cơ.., chủ yếu chỉ có ở trung tâm huyện, tại các xã vũng sâu vùng xa , người dân phải đi rất xa mới tìm thấy cây ATM. Các chi phí từ phí trả lương hàng tháng, phí duy trì thẻ, phí thường niên tài khoản, phí nhắn tin thông báo tài khoản lại thêm các phí mới như phí rút tiền nội mạng, phí giao dịch làm cho việc sử dụng tài khoản đối với một số người dùng cho là không kinh tế, họ không đồng ý làm thẻ và trực tiếp đem chứng minh nhân dân đến rút tiền mặt ngay tại quầy. Do đó làm cho khách hàng còn e ngại trong việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM.

Các thông tin về gian lận thẻ, gian lận tài khoản, gian lận trong NHĐT kìm

Khách hàng chưa tin tưởng lắm về độ bảo mật, an toàn của các dịch vụ TTKDTM, đối với họ thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tư tưởng và ngại đổi mới, hơn nữa chuyện hacker tấn công trên mạng luôn được các phương tiện thông tin, báo chí nói đến, họ không thể biết được hệ thống bảo mật của ngân hàng tốt đến đâu, có thể đủ đảm bảo bí mật, an toàn cho tài sản cũng như các giao dịch của họ hay không.

Phát triển dịch vụ TTKDTM chưa toàn diện, đồng bộ:

Thị phần dịch vụ của chi nhánh trên địa bàn còn khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng. Phạm vi của chi nhánh tập trung chủ yếu tại thành phố Pleiku, chưa chú trọng phát triển dịch vụ TTKDTM tại các vùng lân cận. Một số phương tiện TTKDTM mới, hiện đại phù hợp với địa bàn chưa được BIDV Nam Gia Lai triển khai toàn diện, đồng bộ và hiệu quả như dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ thanh toán qua POS, Mobile Banking, dịch vụ thanh toán tiền điện, nước và các chi phí khác... Mạng lưới ATM chưa phân bố rộng khắp do vậy nên phần lớn khách hàng vùng nông thôn còn khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Phạm vi TTKDTM còn bị bó hẹp ở một số đối tượng nhất định: chủ yếu là các DN, các đối tượng được trả lương qua tài khoản...giá trị giao dịch của khách hàng cá nhân vẫn còn hạn chế và chiếm tỷ trọng nhỏ. Các đối tượng khách hàng cá nhân, người lao động, kinh doanh nhỏ lẻ.. chưa được Chi nhánh chú trọng quảng bá các sản phẩm dịch vụ, chưa có chính sách chăm sóc khách hàng đối với các đối tượng này

Các cán bộ, công nhân viên chức trong việc hình thức chuyển lương qua tài khoản cá nhân cũng chỉ được vài ngày là lại rút ra hết, từ đó nội dung kinh tế của tài khoản chưa được thể hiện và phát huy tác dụng. Điều đó có thể lý giải phần nào do thu nhập của họ chưa cao và việc tiêu dùng ngoài xã hội vẫn chưa tách ra khỏi tiền mặt.

Một số đối tượng tham gia buôn bán lớn, những người có thu nhập cao lại chưa tham gia. Do việc tế nhị trong bí mật tài chính, kinh doanh sợ đánh thuế vào thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 87 - 90)