Cắt giảm phí dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 109)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

3.2.6. Cắt giảm phí dịch vụ

Để khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn dịch vụ TTKDTM thì giảm phí dịch vụ thanh toán, hãy miễn giảm chi phí phát hành, phí thường niên… là biện pháp cần được tính đến.

Hầu hết phí chuyển đổi ngoại tệ khi thanh toán của các ngân hàng là khá cao, chính vì vậy khách hàng thay vì thanh toán qua ngân hàng đã chọn giải pháp mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen để giảm chi phí. Điều đó làm cho khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ TTKDTM, vì vậy việc giảm loại phí này rất cần thiết.

Giảm lãi suất trên thẻ tín dụng để khuyến khích khách hàng mua hàng bằng thẻ, thông qua đó tạo thói quen thanh toán cho khách hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập, và phân tích về tiện lợi của các dịch vụ TTKDTM để khách hàng cảm thấy rằng chi phí bỏ ra xứng đáng với lợi ích của dịch vụ đem lại.

3.2.7. Bảo đảm vấn đề bảo mật, an toàn trong giao dịch Ngân hàng

Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và phát triển kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, sự phát triển của khoa học công nghệ, một mặt giúp ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích cho khách hàng, nhưng mặt khác ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về an ninh công nghệ, bảo mật thông tin..đang dấy lên những lo ngại về độ an toàn trong giao dịch ngân hàng. Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, ngân hàng cần phải an toàn và bảo mật thông tin tài khoản, thông tin giao dịch. Để tránh rủi ro ngân hàng cần trang bị máy POS không dây có tính năng định vị qua GPS và phối hợp với các công ty viễn thông để xác định vị trí khi thực hiện giao dịch qua POS không dây. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tiến hành tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ,

dịch vụ phụ trợ liên quan như tổng đài hỗ trợ trực tuyến, giải quyết khiếu nại…của các hệ thống thanh toán và thanh toán thẻ, đảm bảo tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo cho khách hàng để nâng cao cảnh giác với những thủ đoạn tội phạm trên mạng, không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, mật khẩu cho các đối tượng nghi vấn để tránh bị lợi dụng. Ngân hàng nên gửi các tin nhắn nhắc nhở định kỳ 1 tháng/lần về sự bảo mật thông tin để khách hàng có biện pháp đề phòng.

Hiện nay tội phạm lừa đảo, ăn cắp thông tin, để hack tiền trong tài khoản thanh toán càng ngày càng lộng hành, sự phát triển của công nghệ, smart phone, mạng xã hội cũng là con dao 2 lưỡi để bọn chúng lợi dụng đi lừa đảo khắp nơi, chúng lại rất khó để xác định danh tính vì thường dùng thông tin giả, cho nên BIDV nói riêng và các ngân hàng khác nói chung nên thường xuyên rà soát các giao dịch nghi ngờ để cảnh báo, phong tỏa các tài khoản nghi ngờ và chủ động phối hợp với Công An để điều tra.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước

Thời gian vừa qua Chính phủ và NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển hoạt động TTKDTM tại các NHTM, trong đó các đề án và quy định của chính phủ đã làm cho TTKDTM càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

NHNN có thể phối hợp cùng với các NHTM tổ chức các diễn đàn, hội thảo, báo chí,… tuyên truyền về các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao nhận thức của cá nhân và doanh nghiệp về các dịch vụ TTKDTM. Các hội thảo, diễn đàn có thể giúp các cá nhân, doanh nghiệp có một cái nhìn đầy đủ, logic hơn về các dịch vụ TTKDTM để từ đó tạo cầu về các dịch vụ này.

Để khuyến khích các Ngân Hàng TMCP tích cực hơn trong việc đẩy mạnh phát triển TTKDTM, NHNN cần có các chính sách khen thưởng, động viên các ngân hàng TMCP và các cán bộ ngân hàng đạt thành tích xuất sắc trong việc phát triển TTKDTM Có những chính sách khuyến khích các NHTM mở các chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực nông thôn vì số lượng các phòng giao dịch ngân hàng tại vùng nông thôn khá thưa thớt. Các NHTM mở các chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng nông thôn không những có thể thu hút tiền gửi tiết kiệm của người dân địa phương mà có thể phối hợp với các cơ quan hành chính Nhà nước, bệnh viện, doanh nghiệp nhỏ và vừa để trả lương qua tài khoản ATM.

Có chính sách khuyến khích các Ngân hàng trang thiết bị máy móc phục vụ cho thanh toán thẻ, khuyến khích cá nhân mở và sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán thẻ thông qua cơ chế chính sách giảm phí, thuế... Lập ra một quỹ phát triển Công nghệ dành cho TTKDTM để các NHTMCP sử dụng để nghiên cứu, phát triển nhiều dịch vụ TTKDTM tiên tiến hiện đại hơn nữa. Đồng thời NHNN cần phải tranh thủ hơn nữa các quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trên thế giới để có thể kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư như dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ. Ngoài ra, NHNN cũng cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, đặc biệt về các dịch vụ TTKDTM và quản trị ngân hàng trong điều kiện mới, như đưa lãnh đạo và cán bộ các NH TMCP sang nước ngoài để học tập, tiếp thu những công nghệ mới của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới để nâng cao tầm nhìn và trình độ của các bộ NHTM giúp các NHTM phát triển và khai thác thành công các dịch vụ của mình

NHNN cần có những biện pháp cụ thể để định hướng phát triển và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau, nhưng sự hợp tác đó còn chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho công tác thanh toán và lãng phí cho bản thân các ngân hàng. Do đó, NHNN nên có những biện pháp, chỉ thị cụ thể để việc hợp tác giữa các ngân hàng thực sự chặt chẽ và khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tạo tiện ích cho khách hàng.

 Việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại sẽ cho phép BIDV có điều kiện triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tượng và phạm vi khách hàng, nắm bắt, cập nhật đầy đủ các thông tin từ phía khách hàng, cho phép giảm thiểu rủi ro từ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, tiết giảm chi phí, giảm thời gian trong giao dịch, tăng độ an toàn cho khách hàng, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc trong kinh doanh.

 Tăng cường liên doanh liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng các tổ chức kinh tế khác trong và nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

 Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin, xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống theo hướng Hội sở chính là trung tâm điều hành, xử lý và lưu trữ thông tin toàn hệ thống, các Chi nhánh sẽ được tạo điều kiện để giảm bớt khoảng cách công nghệ, ứng dụng và triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

 Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ: BIDV cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế, BIDV nên rà soát lại các quy chế các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng cũng như nâng cao vai trò quản trị rủi ro trong công nghệ.

 Quan tâm mọi mặt hoạt động của các chi nhánh trực thuộc, hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ (ngắn hạn, dài hạn, trong nước, nước ngoài) nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, vốn… đảm bảo hoạt động ổn định của chi nhánh.

 Cải tiến và hoàn thiện những quy định trong công tác thanh toán của cả hệ thống, hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài, tăng cường kinh nghiệm và vốn đầu tư cho mọi mặt hoạt động ngân hàng.

 Cần xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng, coi sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng. Vì vậy cần quan tâm đến những chính sách phù hợp nhằm củng cố niềm tin với khách hàng, giữ chân khách hàng bằng hành động thực tế, đồng thời tăng cường bán chéo sản phẩm để khách hàng có thể trải nghiệm tối đa các tiện ích ngân hàng hiện đại, phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở chương 2 thông qua các thông tin sơ cấp và thứ cấp; đồng thời căn cứ khung lý luận đã được hệ thống ở chương 1 với phương hướng hoàn thiện đã được xác định, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai như: Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo nhằm thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng;Nâng cao tiện ích của dịch vụ TTKDTM; Phát triển các dịch vụ TTKDTM phù hợp với điều kiện nông thôn, miền núi; Đẩy nhanh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ thanh toán; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

KẾT LUẬN

ới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong tương lai, BIDV đã có những bước phát triển mạnh mẽ từ một ngân hàng chuyên quản lý và cấp phát vốn xây dựng cơ bản sang phát triển thành ngân hàng hiện đại.

V

Hòa chung vào công cuộc hiện đại hóa và tái cơ cấu ngân hàng của cả hệ thống, BIDV Nam Gia Lai đang trải qua những chặng đường đầu tiên rất gian nan những cũng hứa hẹn nhiều thành công của quá trình đổi mới và phát triển. Trong quá trình đó, BIDV Nam Gia Lai nhận thức rằng, đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu là chìa khóa mở tới thành công của chi nhánh.

Với mong muốn góp phần vào công tác phát triển TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu và trình bày được một số vấn đề cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát

triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại

BIDV Nam Gia Lai trong những những năm gần đây trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin và kết quả hoạt động dịch vụ trong các năm từ 2016-2018 và đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai

Thứ ba, từ việc nghiên cứu định hướng và mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, luận

văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Nam Gia Lai.

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp khóa học thạc sĩ và giới hạn về khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên Luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, 2001. Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2001 “Về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

2. Chính phủ, 2007. Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lượng từ NSNN”.

3. Chính phủ, 2012. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về “Thanh toán không dùng tiền mặt”.

4. Chính phủ, 2016. Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, thay thế một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về “Thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Chính phủ, 2016. Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”.

6. Học viện Ngân hàng, 2003. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

7. Đặng Công Hoàn, 2015. Luận án tiến sỹ “Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

8. Cao Thị Vân, luận văn thạc sỹ kinh tế “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam”. 2015.

9. Đỗ Thị Khánh Ngọc, 2014. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng”.

10. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam về hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

11. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

12. Đỗ Thị Lan Phương, 2014. “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tại việt Nam”, tạp chí tài chính ; ngày cập nhật 24/07/2014.

13. BIDV Nam Gia Lai, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017.

14. BIDV Nam Gia Lai, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018.

15. BIDV Nam Gia Lai, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 109)