Phát triển qui mô theo nhóm đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 62)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

2.2.1.2. Phát triển qui mô theo nhóm đối tượng khách hàng

Những năm vừa qua, Chính phủ đã có nhiều các chính sách hỗ trợ vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, tình hình kinh tế trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Do đó, nhu cầu thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngânhàng ngày càng tăng. Có hai đối tượng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, phát triển dịch vụ TTKDTM nói riêng là người dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Từ thực trạng triển khai các dịch vụ TTKDTM cụ thể tại Chi nhánh, trong giai

đoạn 2016 -2018 ở trên, ta có thể thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ không ngừng tăng. Mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM phân theo các đối tượng khách hàng tại BIDV NGl được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Doanh số dịch vụ TTKDTM phân theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) 1. Dân cư 476.917 626.834 1.034.15 7 31,43 64,98 2.Tổ chức kinh tế 1.310.015 1.770.97 1 2.480.59 5 35,19 40,07 3. Tổng 1.786.932 2.397.80 5 3.514.75 2 34,19 46,58

(Nguồn: Số liệu hoạt động thanh toán tại BIDV Nam Gia Lai)

Qua bảng số liệu trên cho thấy được rằng mức độ tăng trưởng giá trị TTKDTM của các đối tượng nhóm khách hàng qua các năm tương đối đồng đều. Năm 2017, các tổ chức kinh tế có giá trị TTKDTM đạt 1.770.971 triệu đồng, tăng 35,19% so với năm 2016; đối với khu vực dân cư đạt 626.834 triệu đồng, tăng 31,43%. Đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị TTKDTM của khu vực dân cư tăng vọt 64,98% so với năm 2017, vượt trội hơn so với các tổ chức kinh tế là 40,07%. Trong tổng TTKDTM theo đối tượng thì tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016 chiếm 73,31%, năm 2017 chiếm 73,85%, năm 2018, tỷ trọng này giảm nhẹ còn 70,58%. Ngược lại khu vực dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ, lần lượt là 26,69%; 26,14%; và 29,42%. Kết quả này cho thấy các tổ chức kinh tế có mức độ và tần suất sử dụng các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng cao. Đối với khu vực dân cư nhu cầu thanh toán qua ngân hàng ngày càng gia tăng và tăng vọt vào năm 2018, là vì cuối năm 2017, đầu năm 2018 là năm mà các hình thức thanh toán qua internet bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn trong dân cư. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân vẫn còn nhiều hạn chế nên tỷ trọng sử dụng các

dịch vụ TTKDTM của đối tượng này còn nhỏ, mức độ giao dịch và giá trị giao dịch cũng thấp hơn nhiều so với các tổ chức, doanh nghiệp.

2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển cơ cấu của dịch vụ TTKDTM

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu của dịch vụ TTKDTM

Trong số các dịch vụ thanh toán được sử dụng thì các hình thức TTKDTM chiếm ưu thế hơn việc sử dụng tiền mặt. Tỷ trọng TTKDTM trong tổng thanh toán tại Chi nhánh hàng năm đều chiếm trên 60% và có xu hướng ngày càng tăng.

Từ số liệu trên thể hiện hoạt động thanh toán tại BIDV Nam Gia Lai từ năm 2016-2018 có thể thấy việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM ngày càng phổ biến. Đặc biệt, Gia Lai là một tỉnh miền núi, trừ khu vực Tp Pleiku và 1 số huyện phát triển tốt như Chư Sê, Đức Cơ, hay Thị Xã An Khê, thì các vùng kinh tế tại các huyện khác đều kém phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế nên việc phát triển các dịch vụ TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu thanh toán tại BIDV Nam Gia Lai, giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: %)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Thanh toán bằng tiền mặt 34,67 33,21 28,56

2. Thanh toán không dùng tiền mặt 65,33 66,79 71,44

3.Tổng thanh toán 100 100 100

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thanh toán tại BIDV Nam Gia Lai từ 2016-2018

2016 2017 2018

Kết quả cho thấy, TTKDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số thanh toán tại Chi nhánh: Tỷ trọng TTKDTM năm 2016 chiếm 65,33%, năm 2017 chiếm 66,79%, tiếp tục năm 2018 con số này chiếm tới 71,44%. Điều này cho thấy nhu cầu, mức độ sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ TTKDTM của người dân ngày càng tăng, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.

2.2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển các hình thức (loại hình) dịch vụ TTKDTMtại BIDV Nam Gia Lai tại BIDV Nam Gia Lai

Hiện nay, BIDV Nam Gia Lai đang áp dụng các hình thức (loại hình) dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm chi, Séc, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử....Các dịch vụ thanh toán được đa dạng hóa và chất lượng được nâng cao cùng với việc ứng dụng công nghệ vào thanh toán, sự phát triển của Smart Phone, các ví điện tử liên kết với ngân hàng,…tạo điểu kiện cho các phương tiện thanh toán mới phát triển, hiện đại và nhanh chóng. Giá trị giao dịch của các dịch vụ TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai từ 2016-2018 như sau:

Bảng 2.6: : Giá trị giao dịch các dịch vụ TTKDTM tại BIDV NGL giai đoạn 2016- 2018 (ĐVT: Triệu đồng)

Hình thức TTKDTM

Năm Năm Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Séc 7.438 10.267 11.003 2.829 38,0 3 736 7,17 2. UNT 110.839 138.090 154.286 27.251 24,5 9 16.196 11.73 3. UNC 791.125 978.273 1.614.74 3 187.148 23,6 6 636.470 65,06 4. Thẻ 522.253 756.128 880.453 233.875 44,7 8 124.325 16,44 5.NHĐT 355.277 515.047 854.267 159.770 44,9 7 339.220 65.86 Tổng cộng 1.786.932 2.397.80 5 3.514.75 2 610.873 34,1 9 1.116.947 46,58

(Nguồn: Báo cáo thanh toán nội địa – BIDV Nam Gia Lai)

Qua bảng trên ta thấy mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán tăng mạnh: Năm 2017, doanh số tăng 34,19% so với năm 2016; năm 2018, doanh số tăng 46,58% so với năm 2017. Doanh số này tăng đều ở tất cả các phương thức: Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán khác.

Trong đó, xét về doanh số của mỗi phương thức thì Ủy nhiệm chi và Thẻ có doanh số cao, tỷ trọng của thẻ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu này là tất yếu, phù hợp với xu thế hiện đại hoá của các ngân hàng cũng như của mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Đặc biệt, khi áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại khác sẽ nhanh gọn hơn, tiện ích hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự phát triển số lượng tài khoản cá nhân thông qua thẻ thanh toán cũng là định hướng phát triển của chi nhánh. Việc thay

đổi cơ cấu này sẽ góp phần thúc đẩy TTKDTM phát triển. Việc phát triển thương mại điện tử trong hoạt động ngân hàng, sử dụng internet banking, mobile banking…sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Việc tăng tỷ trọng TTKDTM của chi nhánh có thể giải thích như sau: Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương thức thanh toán cho mình. Mặt khác, nhận thấy được các lợi ích từ TTKDTM như: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết khiệm chi phí…. nên các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn. Do Chi nhánh đã có nhiều sự đổi mới trong công tác thanh toán, đa dạng hoá các thể thức thanh toán, đã tạo được niềm tin trong. Vì vậy, đây là một thay đổi đáng kể góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ lệ TTKDTM. dân chúng. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ vài tiếng đồng hồ trước đây (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), nay chỉ trong tíc tắc

Để thấy được cụ thể ở mỗi hình thức thanh toán được vận dụng ở BIDV Nam Gia Lai ta nghiên cứu sâu từng hình thức thanh toán.

2.2.2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Séc

Séc là công cụ thanh toán có nhiều lợi thế và nếu thỏa mãn những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của thanh toán Séc, chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hiện nay, Séc được sử dụng trong TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai là Séc rút tiền mặt và Séc chuyển khoản. Mặc dù Séc chuyển khoản là một công cụ TTKDTM có nhiều tiện ích nhưng nó chỉ được sử dụng với khối lượng tương đối ít trong tổng TTKDTM.

Bảng 2.7: Tình hình thanh toán bằng séc (Séc chuyển khoản) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (+/-) 2017/2016 2018/2017 Số món 11 16 15 45,45 -6,25 Doanh số 7.438 10.267 11.003 38,03 7,17 Tỷ trọng (*) 0,42 0,43 0,31 (*)Tỷ trọng so với tổng doanh số TTKDTM

(Nguồn: Báo cáo thanh toán nội địa – BIDV Nam Gia Lai) Năm 2016, trong đó thanh toán Séc là 11 món, doanh số thanh toán đạt 7.438 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,42 % tổng số doanh số TTKDTM. Đến năm 2017, thanh toán séc là 16 món tăng 4 món so với năm 2016, doanh số thanh toán đạt 10.267 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 2.829 triệu đồng, tức là tăng 38,03%. Chiếm tỷ trọng 0,43% trong tổng TTKDTM năm 2017. Năm 2018, thanh toán bằng séc là 15 món, doanh số thanh toán đạt 11.003 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,31% trong tổng số món TTKDTM. Với kết quả như trên thì thanh toán bằng séc tại BIDV đã tăng lên về doanh số qua các năm tuy lượng tăng không đáng kể, số món xê dịch không nhiều năm 2018 còn giảm so với 2017 về số món, đó là vì sự xuất hiện của các hình thức thanh toán điện tử khác hấp dẫn và ưu việt hơn. Điều này cho thấy sự tiếp thu nhanh nhạy của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh về các sản phẩm thanh toán mới ở ngân hàng, và TTKDTM bằng Sec không phải là 1 hình thức thanh toán thông dụng và được ưa thích tại BIDV Nam Gia Lai.

2.2.2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi

Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của NH yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Bởi vậy, UNC có một quy trình luân chuyển rất đơn

giản, nhanh chóng, được áp dụng ở phạm vi rộng, bao gồm thanh toán trong cùng một ngân hàng và khác ngân hàng. Vì những ưu điểm của UNC nên nó được sử dụng khá phổ biến trong TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai. Tỷ trọng thanh toán bằng UNC trong tổng giá trị các phương thức TTKDTM hàng năm đều đạt trên 70%, số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Tình hình phát triển thanh toán bằng Ủy nhiệm chi tại Chi nhánh - Giai đoạn 2016 -2018 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (+/-) 2017/2016 2018/2017 Số món 9.063 12.037 15.298 32,81 27,09 Doanh số (Tr.đồng) 791.125 978.273 1.614.743 23,66 65,06 Tỷ trọng (%) (*) 44,27 40,80 45,94 (*)Tỷ trọng so với tổng D.số TTKDTM

(Nguồn: Báo cáo thanh toán nội địa – BIDV Nam Gia Lai)

Năm 2016 thanh toán bằng UNC đạt 9.063 món, doanh số thanh toán đạt 791.125 triệu đồng và sang năm 2017 thanh toán bằng UNC 12.037 món với doanh số thanh toán đạt 978.273 triệu đồng. So với năm 2016, thanh toán bằng UNC năm 2017 tăng 2.974 món, với số tiền tăng là 187.148 triệu đồng, tức là tăng 23.66%. Năm 2018 thanh toán bằng UNC là 15.298 món với doanh số thanh toán đạt 1.614.743 triệu đồng, tăng 3.261 món, với số tiền tăng 636.470 triệu đồng, tức là tăng 65,06%.

Có được kết quả như trên là do BIDV NGL đã xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp đổi mới cơ chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán, kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, sử dụng máy vi tính thành thạo, tác phong giao dịch lịch sự, tận tụy, chu đáo với mọi khách hàng. Tại BIDV cũng có quầy hỗ trợ khách hàng in chứng từ giao dịch, khách hàng không cần phải viết tay mà chỉ cần kiểm tra nội dung in trên UNC và ký

xác nhận. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế như khách hàng phải đích thân đến ngân hàng, xuất trình giấy tờ tùy thân và chữ ký phải chuẩn, chính xác so với chữ ký ban đầu đã đăng ký tại ngân hàng, cùng với việc nhiều khách hàng quá ỷ nại vào nhân viên in chứng từ mà không nhìn lại nội dung trên UNC có đúng hay không dẫn đến việc sai sót chậm trễ trong Thanh toán.

2.2.2.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu (nhờ thu)

Trên thực tế thì hình thức thanh toán này được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng, nhưng trong thời gian qua tại Chi nhánh hình thức này ít được sử dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.9: Tình hình thanh toán ủy nhiệm thu (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (+/-) 2017/2016 2018/2017 Số món 1.640 1.732 1.891 5,61 9,18 Doanh số (Tr đồng) 110.839 138.090 154.286 24,59 11,73 Tỷ trọng (%) (*) 6,2 5,76 4,39 (*)Tỷ trọng so với tổng D.số TTKDTM

(Nguồn: Báo cáo thanh toán nội địa –BIDV NGL)

Ủy nhiệm thu (UNT), đây là thể thức TTKDTM quan trọng, tuy doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm thu qua các năm đều tăng, nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM lại giảm dần.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài các loại hình dịch vụ truyền thống, hiện nay BIDV NGL đang phối hợp với các đơn vị trên địa bàn như Cục thuế tỉnh, Chi cục thuế các huyện, thành phố thực hiện thu thuế điện tử, phối hợp với BHXH, Công ty cấp nước, Viễn thông thu tiền điện nước, điện thoại, my TV, Internet..

qua ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng. Khách hàng thanh toán các dịch vụ có tính chất định kỳ trên do nhà cung cấp hàng hóa bằng cách ủy quyền cho ngân hàng mở tài khoản tự động thanh toán cho nhà cung cấp theo hóa đơn sử dụng. Dịch vụ UNT hóa đơn ra đời đem lại nhiều tiện ích, an toàn tiết kiệm thời gian và công sức bởi khách hàng có thể chủ động địa điểm, thời gian thanh toán mọi lúc mọi nơi.

Với việc triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới, giá trị thanh toán UNT tại BIDV ngày càng tăng: Năm 2016 doanh số thanh toán là 110.839 triệu đồng; năm 2017 doanh số thanh toán là 138.090 triệu đồng tăng 27.251 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24.59% so với năm 2016; năm 2018 doanh số đạt 154.286triệu đồng, tăng 16.196 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11.73% so với năm 2017. Mặc dù, doanh số tăng trưởng hàng năm khá cao nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM lại giảm dần. Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu những người thường xuyên vắng nhà, công nhân viên chức được trả lương qua tài khoản của BIDV, khách hàng có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

2.2.2.2.4. Thực trạng phát triển dịch vụ Thẻ

Tình hình phát triển thẻ và giá trị giao dịch dịch vụ thánh toán bằng Thẻ

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển hết sức như hiện nay, thì dịch vụ thẻ tín dụng (TTD), thẻ thanh toán đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ thị trường thẻ ngân hàng, BIDV cũng đang hướng vào cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thẻ. Thẻ đang dần trở thành một phương tiện thanh toán được nhiều người sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại. Ngoài các tính năng tiện ích cơ bản thẻ ghi nợ nội địa của Chi nhánh ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, thanh toán cước phí điện thoại, phí internet, my TV...qua ATM và trực tuyến. Tiện lợi, nhiều điểm chấp nhận thẻ, linh hoạt trong chi tiêu là một

trong những lợi thế nổi bật của việc mua sắm bằng thẻ tín dụng so với hình thức thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)