Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54 - 62)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Bình quân giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng trên các mặt hoạt động chính luôn cao hơn bình quân khối Chi nhánh, quy mô và năng suất lao động của Chi nhánh đạt ở mức cao so với bình quân hệ thống cũng như khu vực Tây Nguyên, cụ thể:

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm2017 Năm2018

I Thu nhập ròng từ HĐV-TD-DV 210,24 258,46 284,64

1 Thu ròng từ HĐV 45,95 60,94 69,31

- Huy động vốn bình quân 2.927 3.294 3.938

- Chênh lệch lãi suất HĐV(%) 1,57 1,85 1,76

2 Thu nhập ròng từ tín dụng 145,29 175,62 189,64

- Dư nợ bình quân 5.979 7.110 8.354

- Chênh lệch lãi suất cho vay(%) 2,43 2,47 2,27

3 Thu ròng từ dịch vụ 19 21,9 25,7

II Chi phí hoạt động 46,8 64,8 72,9

III Chênh lệch thu chi (I-II) 163,44 193,66 211,74

IV Thu ngoại bảng (+) 9,1 11,4 15,5

V Trích DPRR (-) 29 25,5 27

VI Lợi nhuận trước thuế 144 185,5 204,2

VII LNTT BQ đầu người 1,24 1,3 1,7

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: Tỷ Đồng)

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2016-2018)

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2018 đạt 204,2 tỷ đồng, tăng 18,7 tỷ đồng tương đương tăng 10% so với 2017 , đạt 104% kế hoạch NHTW giao, góp phần bảo vệ thành công danh hiệu Chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong toàn hệ thống 2018. Với kết quả này, thực hiện LNTT của Chi nhánh đứng thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên (sau BIDV Gia Lai thực hiện 20178 là 254 tỷ đồng). LNTT bình quân đầu người đạt 1,7 tỷ

đồng/người gấp 2,2 lần thực hiện Chi nhánh gốc trước thời điểm chia tách ( LNTT BQ người của BIDV Gia Lai năm 2012 là 0,77 tỷ đ/người).

Tổng nền khách hàng giao dịch tại Chi nhánh hiện tại đạt trên 60.000 khách hàng.Trong đó, khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn 97%, tạo nền tảng tốt để phát triển hoạt động bán lẻ trong thời gian tới. Với sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động bán lẻ, kết thúc năm 2018, Chi nhánh đủ điều kiện xếp hạng đặc biệt theo định hướng bán lẻ của BIDV.

Về huy động vốn:

Gia Lai là địa bàn được đánh giá rất khó khăn trong công tác huy động vốn, tổng HĐV

trên địa bàn chỉ chiếm 40% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp sáng tạo, công tác HĐV của Chi nhánh đã đạt được kết quả rất tích cực, hoàn thành tốt kế hoạch NHTW giao.Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Gia Lai năm 2018 đạt 3.938 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ ( năm 2017 là 3.294 tỷ đồng), và đứng thứ 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

(Nguồn: Số liệu Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Gia Lai năm 2018)

Về Tình hình hoạt động tín dụng

Đến 31/12/18, tổng tín dụng cuối kỳ đạt 8.919 tỷ đồng, tăng 1.054 tỷ đồng (gấp đôi mức tăng năm 2017), tương đương 13.4%. Là Chi nhánh có quy mô lớn thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên (sau BIDV Gia Lai thực hiện 2018 là 12.414 tỷ đồng). Và quy mô

Hình 1.2: Thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2018

Agribank Đông Gia Lai; 13.59%; 14%

BIDV Gia Lai; 15.11%; 15%

Vietcombank; 12.00%; 12% BIDV Nam Gia Lai; 11.63%; 12%

Vietinbank; 8.23%; 8% SCB; 6.32%; 6%

hiện tại đã gần gấp 3 lần tại thời điểm thành lập Chi nhánh (01/7/2013 là 3.006 tỷ đồng).

Về quy mô tín dụng, Chi nhánh đứng thứ 5, sau Vietcombank Gia Lai, BIDV Gia Lai, Vietinbank Gia Lai, Agribank Đông Gia Lai. Cụ thể:

Vietcombank; 16.13%; 16%

BIDV Gia Lai; 15.71%; 16%

Vietinbank; 14.25%; 14% Agribank Đông Gia Lai;

11.18%; 11% BIDV Nam Gia Lai; 10.06%;

10%

Agribank Gia Lai; 9.75%; 10% BIDV Phố Núi; 3.64%; 4%

Sacombank; 2.46%; 2%

NH Quân Đội (MB); 1.97%; 2%

Các TCTD khác; 14.85%; 15%

THỊ PHẦN TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN GIA LAI NĂM 2018

Hình 2.2: Thị phần tín dụng trên địa bàn Gia Lai năm 2018

(Nguồn: Số liệu Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Gia Lai năm 2018)

Về thu dịch vụ ròng:

Chi tiết thu dịch vụ ròng theo dòng SP như sau:

TT DỊCH VỤ TH 31/12/18 Tỷ trọng TT so cùng kỳ 2017 Tr.đ % Tổng 25.669 100% 3.579 14% 1 Dịch vụ Bảo lãnh 9.017 35% 3.097 34,3%

3 Dịch vụ thanh toán 6.237 24% 1.000 16,0% 4 Phí hoạt động Tín dụng 1.501 6% -410 -27,3% 6 Dịch vụ thẻ 2.647 10% 77 2,9% 7 Dịch vụ ngân hàng khác, trong đó 3.011 12% -153 -5,1% (1) Dịch vụ bảo hiểm 619 2% 26 4,2% (2) Dịch vụ Ngân quỹ 119 0% 4 3,4% (3) Dịch vụ QL TK 1.254 5% 158 12,6% (4) Dịch vụ Ngân hàng điện tử 1.018 4% -342 -33,6%

Bảng 2.2: Thu dịch vụ ròng theo dòng sản phẩm BIDV Nam Gia Lai năm 2018 (ĐVT: triệu Đồng)

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai -2018)

DV thẻ tăng trưởng ở mức trung bình, đứng thứ 5 trong các nguồn thu dịch vụ.

Dịch vụ chuyển tiền thanh toán: đạt 6,2 tỷ đồng, chiếm 24% tổng thu DVR, 16% so với năm 2017, trong đó thu từ KH Doanh nghiệp chiếm gần 80% tổng thu DV thanh toán. Với việc xây dựng các giải pháp nhằm phát triển mạnh khách hàng tiền gửi thanh toán, dự kiến 2019 thu DV thanh toán tiếp tục có sự tăng trưởng tốt

Dịch vụ ngân hàng điện tử: thực hiện 31/12/18 đạt 1 tỷ đồng, 342 triệu đồng, do hiện tại dịch vụ smartbanking, IBMB được miễn phí sử dụng đối với KH, tuy nhiên, TSC vẫn thực hiện thu phí Chi nhánh đối với dịch vụ smartbanking, phí báo tin nhắn BSMS để trả cho đối tác cung cấp dịch vụ nhưng không tính vào sản phẩm mà tính vào chi phí dịch vụ ngân hàng điện tử chung.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM GIA LAI (BIDV NAM GIA LAI)

Trong những năm gần đây mặc dù có nhiều khó khăn thử thách ở cả trong và ngoài nước, nền kinh tế chúng ta vẫn tăng trưởng ở mức cao và đạt được những kếtquả khá

toàn diện. Tuy vậy, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội nhất là vốn đầu tư của Nhà nước chưa cao. Tất cả những yếu tố trên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quảcủa ngành ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nói riêng. Tuy nhiên, bằng những giải pháp tích cực từ phía các NHTM trong đó có BIDV như mở rộng tiếp thị khách hàng, ứng dụng sản phẩm mới trong thanh toán, đặc biệt là biện pháp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM của Chính phủ, tranh thủ sự giúp đỡ của NH nhà nước …nên hoạt động TTKDTM của BIDV Nam Gia Lai đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Đánh giá những thuận lợi về phát triển TTKDTM của BIDV Nam Gia Lai:

Là một ngân hàng lớn trên địa bàn được nhiều người biết đến, đặc biệt Ngày 10/1 tại Hà Nội, trong khuôn khổ hội nghị "Triển vọng ngành dịch vụ Ngân hàng - Tài chính năm 2019" do The Asian Banker tổ chức, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã nhận hai giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2019" và giải "Ngân hàng có dịch vụ chấp nhận thẻ và quản lý dòng tiền tốt nhất Việt Nam 2019". Đây là năm thứ năm liên tiếp (2015-2019), BIDV dành giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.. Uy tín của BIDV từ lâu đã tạo đươc niềm tin và sự tin cậy cho khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Với một nền tảng công nghệ hiện đại, được khách hàng đánh giá cao về mật độ bảo mật thông tin cho khách hàng, đảm bảo chính xác, nhanh chóng trong việc chuyển tiền và thanh toán do có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại.

Là Chi nhánh được thành lập từ năm 2013 và với những gì đã đạt được trong quá trình hoạt động và kinh doanh, BIDV Nam Gia Lai thực sự là một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao trong địa bàn, với thị phần khách hàng lớn nhất.

động thanh toán của Chi nhánh. Chi nhánh có thể chủ động tốt về nguồn vốn thanh toán, đồng thời có thể mở rộng các khoản tín dụng trong hoạt động thanh toán, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, luôn được bổ sung và đào tạo thêm, có khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin nhạy bén, tiếp cận công nghệ mới của ngành ngân hàng thường xuyên, đã góp phần không nhỏ trong việc làm hài lòng những yêu cầu của khách hàng, giúp việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Đánh giá những khó khăn về phát triển TTKDTM của BIDV Nam Gia Lai:

Khó khăn chung của tất cả các NHTM hiện nay trong công tác thanh toán là tâm lý và thói quen thích dùng tiền mặt của người dân.

Công nghệ thanh toán tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của việc thanh toán.

Sự cạnh tranh từ các NHTM khác: Trong thời gian gần đây, trên địa bàn, các NHTM ra đời và hoạt động trên địa bàn rất nhiều, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt, thị phần khách hàng bị chia nhỏ. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có những bước cải tiến không ngừng về các dịch vụ cũng như nghiệp vụ ngân hàng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, cũng đòi hỏi Chi nhánh tăng cường hợp tác với các ngân hàng bạn, đặc biệt trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với Chi nhánh, duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống.

Gia Lai là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, mặt bằng đời sống dân cư nhiều nơi vẫn còn thấp, đặc biệt là các huyện xa xôi, hẻo lánh với các thôn làng đồng bào Dân Tộc thiểu số, do đó, việc tiếp cận với các dịch vụ của Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở một bộ phận dân cư nhất định ở Pleiku và các Huyện thị phát triển.

2.2.1. Thực trạng phát triển qui mô dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Nam Gia Lai.

Cũng như các mặt hoạt động kinh doanh khác, dịch vụ TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai đang từng bước chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. Những đổi mới trong công tác TTKDTM của BIDV Nam Gia Lai, trước hết phải kể đến việc thực hiện tin học hoá công nghệ thanh toán, nó đã đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển chứng từ, rút ngắn thời gian thanh toán, khắc phục được tình trạng thanh toán chậm trễ.

Hiện nay, TTKDTM đã và đang không ngừng được đẩy mạnh nâng cao số lượng cũng như chất lượng và ngày càng hoà nhập vào công cuộc phát triển kinh tế toàn quốc nói chung và Gia Lai nói riêng. Nếu trong khoảng 5 năm về trước, đại bộ phận dân chúng nước ta vẫn có thói quen dùng tiền mặt để mua bán thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, thì hiện nay các hình thức TTKDTM càng ngày càng phát triển hiện đại hơn, đa dạng hơn cả về loại hình lẫn chất lượng dịch vụ. Ngay cả ở Gia Lai, một tỉnh Tây Nguyên với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các Pleiku và các huyện, thị thì TTKDTM vẫn được cập nhập và phổ biến đến các cá nhân và tổ chức với nhu cầu càng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, dịch vụ TTKDTM thực tế vẫn chưa được phát triển đồng đều, so sánh tỷ lệ sử dụng các dịch vụ TTKDTM giữa Tp Pleiku và các huyện, thị xã thì có thể thấy được vấn đề này. Đó là 1 tồn tại cần sớm khắc phục, vì phát triển thanh toán đồng đều trong dân cư không chỉ tăng thu nhập từ phát triển dịch vụ và giảm chi phí lưu thông tiền mặt cho Chi nhánh ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc tăng trình độ dân trí cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

2.2.1.1. Phát triển về qui mô dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 2.3:Tình hình phát triển qui mô về thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Nam Gia Lai. (ĐVT: Triệu Đồng)

Chỉtiêu 2016 2017 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017 Tăng/

giảm % Tăng/ giảm %

Thanh toán tiền mặt 948.218 1.192.007 1.405.448 243.789 25,71 213.441 17,91 Thanh toán không dùng tiền mặt 1.786.932 2.397.805 3.514.752 610.873 34,19 1.116.947 46,58 Tổng doanh số thanh toán 2.735.150 3.589.812 4.920.200 854.662 31,25 1.330.388 37,06

(Nguồn:Hệ thống báo cáo thống kê – BIDV Nam Gia Lai)

Qua bảng phân tích ta thấy, tổng giá trị thanh toán của Chi nhánh qua các năm tăng dần. Cụ thể năm 2016 giá trị thanh toán qua Chi nhánh đạt 2.735.150 triệu đồng; năm 2017 đạt 3.589.812 triệu đồng tăng 34,19%% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 4.920.200 triệu đồng, tăng 37,06% so với năm 2017.

Trong đó, giá trị TTKDTM ngày càng tăng lên, năm 2017 so với 2016 và 2018 so với 2017 tăng lần lượt là 34,19% và 46,58%, còn giá trị thanh toán bằng tiền mặt chỉ tăng 25,71% và 17,91%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54 - 62)