Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 94 - 100)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Do thói quen dùng tiền mặt trong dân cư và nhận thức về hoạt động thanh

toán không dùng tiền mặt

Sau đổi mới ngành ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

Về tâm lý, người dân quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, họ cảm thấy an toàn khi cầm tiền trong tay. Hơn nữa BIDV là tỉnh miền núi, trình độ dân trí chưa cao đặc biệt là Đồng bào người Dân Tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh, đồng thời hạn chế về cơ sở hạ tầng nên làm ảnh hưởng đến việc phát triển và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng điện tử tới người tiêu dùng.

Khi sử dụng các dịch vụ TTKDTM, khách hàng thường đối mặt với những nổi lo như: có tiền trong tài khoản mà không thể tiêu vì máy bảo trì, ngừng sử dụng, nghẽn đường truyền, đúng vào lúc thứ 7, chủ nhật Ngân hàng không làm việc, vì thế nên chiều thứ 6, ngân hàng lúc nào cũng đông khách đến rút tiền mặt để chi tiêu vào cuối tuần. Vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm cũng gây tâm lý e ngại cho khách hàng...Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu xài hoặc đi xa phòng trường hợp không có máy ATM để

rút. Vì vậy khách hàng thường không yên tâm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, việc sử dụng dịch vụ TTKDTM trong địa bàn còn hạn chế.

Xu hướng tội phạm công nghệ cao thường hướng tới tài khoản ngân hàng, thẻ ngân hàng những năm qua tăng cao khiến cho người dân càng thêm lo lắng khi sử dụng dịch vụ này.

Do môi trường kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai

Gia Lai là tỉnh có nền kinh tế phát triển nhưng không đồng đều, bởi vậy môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội chưa cao, chưa kịp thời. Các dự án đầu tư còn thấp, quy mô không lớn, nhiều dự án đầu tư hoàn thành đã đi vào khai thác nhưng kém hiệu quả. Số lượng tổ chức kinh tế không nhiều.

Do môi trường hoạt động nên các dịch vụ thanh toán cũng có phần hạn chế, các thể thức thanh toán áp dụng vào chi nhánh chưa nhiều, đây cũng là trở ngại rất lớn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của chi nhánh.

Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ TTKDTM không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, TTKDTM còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán...

Do đặc thù kinh tế xã hội của Gia Lai có hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quy mô nhỏ, lẻ nên khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán trực tuyến khá khó khăn. Mạng lưới các cửa hàng, chợ dân sinh, số lượng các cửa hàng chấp nhận thẻ tại các vùng nông thôn còn thấp nên việc thanh toán chủ yếu vẫn bằng tiền mặt.

Thu nhập của dân cư còn thấp. Các tổ chức thương mại dịch vụ tại địa bàn chưa phát triển, do vậy việc chấp nhận các phương tiện thanh toán mới, hiện đại như thẻ ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế.

Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Nó tạo nên một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc tạo ra môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển TTKDTM.

TTKDTM ngoài những tiện ích và đóng góp vào tính minh bạch của thanh toán thì mặt yếu của nó là phải đầu tư công nghệ rất cao tại các ngân hàng do đó để thúc đẩy phát triển, Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí đầy đủ khiến hiện nay các ngân hàng phải tính phí trên các giao dịch ATM, POS cao để bù đắp cho chi phí vận hành. Các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ thường phải chịu chi phí thanh toán khi khách hàng thanh toán bằng thẻ đặc biệt là thẻ Visa. Trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt họ không chịu chi phí đó.

Các doanh nghiệp, cá nhân thường sử dụng tiền mặt để che giấu giao dịch nhằm trốn tránh thuế: Nhà nước đã ban hành quy định doanh nghiệp chuyển tiền hàng từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển qua Ngân hàng thì mới được hoàn thuế. Đây là một quy định quan trọng trong thúc đẩy minh bạch trong thanh toán. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa kiểm soát việc DN rút tiền mặt khỏi tài khoản. Do đó, DN rút tiền mặt để thanh toán ngầm vẫn được thực hiện thường xuyên. Nhà nước cũng không có biện pháp gì

nhằm bắt người dân và DN mua bán phải có hóa đơn. Cuối cùng, DN vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt để thực hiện các hoạt động mờ ám của mình. Và Ngân hàng cũng rất khó thuyết phục khách hàng thanh toán bằng tài khoản.

Các cơ chế, chính sách thúc đẩy TTKDTM tại khu vực nông thôn cũng chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đầu tư mạnh và đồng bộ cho cơ sở hạ tầng; Sự phối hợp giữa các biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa tốt, chưa đủ mạnh để đưa chủ trương không tiền mặt ở khu vực nông thôn thật sự đi vào cuộc sống.

Môi trường khoa học công nghệ

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Các máy rút tiền tự động vẫn còn trục trặc, chi phí thay thế lớn nên máy cũ vẫn còn được sử dụng, do đó việc tự động hóa trong thanh toán còn bị gián đoạn.

BIDV NGL đã tiến bộ rất nhiều trong việc đưa thanh toán trở thành một hoạt động có thể thực hiện tại nhà chứ không phải đến ngân hàng bằng cách đưa ra các phương tiện thanh toán trên mạng (IBMB) hay thanh toán trên điện thoại (Smart Banking, Mobile Banking). Tuy nhiên, sự phức tạp trong sử dụng dịch vụ; những yêu cầu cao về đường truyền, về thiết bị như Mobile Banking yêu cầu người sử dụng phải có điện thoại smart phone; đăng ký 3G, 4G, wifi, internet lại tốn thêm cho người sử dung một khoản chi phí. Dịch vụ IBMB phải đăng nhập trên 1 trang Web chính thống của BIDV, nhưng 1 số đối tượng lừa đảo lại lừa người sử dụng nhầm lẫn truy cập vào 1 trang khác có đường link và giao diện gần giống với trang Web chính thống, và lấy cắp thông tin tài khoản, tên đăng nhập và mật khẩu của người dùng nhằm gian lận số dư tài khoản. Sự không ổn định trong truy cập, rắc rối mất thời gian trong khâu xác thực bằng Smart ODP trong thanh toán làm nản lòng cả với những khách hàng yêu công nghệ.

Đối với các giao dịch TTKDTM tại ngân hàng các giao dịch viên BIDV có thái độ và kiến thức tốt. Tuy nhiên những sự bất tiện trong phần mềm thanh toán của ngân hàng khiến giao dịch viên phải thực hiện quá nhiều công việc riêng lẻ trước khi thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư, kiểm tra chữ ký, kiểm tra tính khớp đúng của tài khoản, kiểm tra ngân hàng, tới bước đẩy duyệt cho Kiểm soát viên chậm trễ… khiến cho giao dịch ứ đọng làm mất thời gian và nản lòng khách hàng đến giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã khắc họa được bức tranh toàn cảnh về hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Nam Gia Lai, thuận lợi và khó khăn của BIDV Nam Gia Lai trong quá trình phát triển. Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng có thể thấy được rằng, tuy tần suất sử dụng các dịch vụ TTKDTM tăng qua các năm, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các hình thức UNC, thẻ thanh toán và ngân hàng điện tử, 2 hình thức còn lại là UNT và Séc chưa được chi nhánh chú trọng phát triển. Đồng thời TTKDTM vẫn chưa được phổ biến ở mọi tầng lớp dân cư.

Kết quả trên cho thấy việc phát triển dịch vụ TTKDTM còn tồn tại những thách thức và bất cập, nếu không giải quyết sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của Chi nhánh. Đây chính là cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NAM GIA LAI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

3.1.1. Đề án của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2016-2020 với một số định hướng, giải pháp phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020 như sau: Đề án đề cập đến 3 vấn đề xuyên suốt từ mục tiêu đến các giải pháp cần phải đạt được là: Gia tăng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp; gia tăng về mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp.

8 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 gồm: 70% dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng; có ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch/100.000 dân số trưởng thành; khoảng 30.000 máy ATM, tương đương 40 máy/100.000 dân số trưởng thành; 300.000 POS tương đương 400 POS/100.000 dân số trưởng thành; có khoảng 15% số chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại mở tại địa bàn nông thôn; khỏang 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tổ chức tín dụng; khoảng 50 – 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tiếp cận tín dụng; tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 94 - 100)