Phân loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 41 - 47)

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh

5. Kết cấu luận văn

1.1.2. Phân loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương

thương mại

Theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, các phương tiện TTKDTM sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN.

1.1.2.1. Ủy nhiệm chi - Lệnh chi

- Ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình, yêu cầu trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng với mình.

- UNC bao gồm các yếu tố sau:

+ Chữ lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi, số sê ri.

+ Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền.

+ Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền; Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người thụ hưởng.

+ Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng. + Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số.

+ Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi.

+ Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền.

Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật.

+ Người trả tiền phải có tài khoản tại ngân hàng.

+ Các chủ tài khoản bên trả tiền bắt buộc phải có đủ số dư trên tài khoản. Khi có nhu cầu chi trả, khách hàng đến ngân hàng phục vụ mình lập UNC theo quy định. Nếu khách hàng có ký hợp đồng sử dụng các phương thức giao dịch thông qua Internet hoặc điện thoại thì khách hàng có thể tự chuyển tại nhà không cần đến ngân hàng.

- UNC có phạm vi thanh toán như sau:

+ Giữa hai khách hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Hoặc, hai khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác nhau cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng cùng địa bàn hoặc vừa khác hệ thống vừa khác địa bàn.

Ngân hàng phải có trách nhiệm xử lý, giải quyết UNC nộp trong ngày. Ngân hàng của người thụ hưởng khi nhận được chứng từ phải kiểm tra, nếu hợp lệ thì ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng và báo cho khách hàng đó biết.

Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán.

UNC có những ưu điểm: là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện và được áp dụng trong nhiều năm nay. UNC được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ cũng như thanh toán phí trả tiền nợ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách...

Tuy nhiên, bên cạnh đó ủy nhiệm chi còn có những hạn chế: Việc chi trả và thời gian chi trả lệ thuộc vào đơn vị mua quyết định. Trong trường hợp đơn vị mua bị khó khăn về tài chính hoặc vi phạm hợp đồng thì quyền lợi của bên bán không được đảm bảo vì bên mua đã sử dụng hàng hoá và dịch vụ của bên bán giao cho. Với việc thanh toán bằng UNC có thể dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Do đó, Uỷ nhiệm chi UNC thường được áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa hai bên thực sự có tín nhiệm lẫn nhau.

1.1.2.2. Ủy nhiệm thu - Nhờ thu

Ủy nhiệm thu (UNT) là chứng từ thanh toán do người bán lập theo mẫu thống nhất do NHNN quy định, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên

chứng từ từ người mua.

UNT được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

- Ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố sau đây: Chữ nhờ thu, hoặc uỷ nhiệm thu; số sê ri; Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người nhờ thu;Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ phục vụ người nhờ thu; Họ tên, địa chỉ, số tài khoản người trả tiền; Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền; Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thoả thuận) làm căn cứ để nhờ thu; số lượng chứng từ kèm theo; Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số; Nơi, ngày tháng năm lập chứng từ nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu; Ngày, tháng, năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền thanh toán; Ngày, tháng, năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận được khoản thanh toán. Thời hạn thực hiện UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán.

UNT còn bộc lộ một số hạn chế: UNT và các chứng từ giao hàng xuất phát từ bên bán nhưng lại đòi hỏi phải ghi Nợ trước, Có sau nên thường bị luân chuyển chứng từ qua nhiều công đoạn gây ách tắc chậm trễ trong thanh toán. Bên cạnh đó, việc tự động lập UNT này có thể dẫn đến người bán lập UNT để thu khống, thu thừa tiền của người mua. Do đó UNT chỉ được sử dụng để thanh toán những hàng hóa, dịch vụ có dụng cụ ghi đo chính xác như điện, điện thoại, nước… Hay nó được áp dụng trong trường hợp hai bên tin tưởng lẫn nhau.

UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức UNT đối với những điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực hiện các UNT. Sau khi giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy UNT theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hoa đơn gửi tới ngân hàng phục

vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ bên trả tiền yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của khách hàng mình trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán.

1.1.2.3. Séc

Theo Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Liên quan đến séc có các chủ thể chính sau:

Người ký phát là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc.

Người thụ hưởng là người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát; hoặc người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Thông tư này; hoặc người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ.

Người thực hiện thanh toán: Là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để ký phát séc theo thỏa thuận giữa người ký phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó.

- Người thu hộ: Là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc. - Thời hạn xuất trình: Là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến hết ngày mà tờ séc được xuất trình để thanh toán.

- Séc gồm các loại sau:

+ Séc bảo chi: Là loại séc được ngân hàng xác nhận có đủ tiền bảo chứng và đảm bảo chi trả tờ séc khi xuất trình cho ngân hàng.

+ Séc chuyển khoản: Là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được.

- Séc rút tiền mặt: Là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát hành séc phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc

không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.

- Séc du lịch: Séc du lịch là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát hành séc. Trên séc du lịch phải co chữ ký của người hưởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định, người hưởng lợi phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát hành séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn và có thể vô hạn. Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền.

1.1.2.4. Thẻ ngân hàng

Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM do các tổ chức tài chính phát hành cho các tổ chức, cá nhân sử dụng được dùng trong thanh toán chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch tài chính khác. Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại vì nó gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng. Thẻ thanh toán được ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng để thanh toán dịch vụ và các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.

Để được sử dụng thẻ ngân hàng (gọi tắt là thẻ) khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ thẩm định tính pháp lý và khả năng tài chính của khách hàng, phát hành thẻ cho các khách hàng có kết quả thẩm định đạt yêu cầu đồng thời ký hợp đồng sử dụng thẻ với khách hàng. Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thoả thuận giữa ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.

Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt: Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ, đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ, đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán được quy định, kiểm tra chứng minh nhân dân/hộ chiếu, chữ ký chủ thẻ…

Tại ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hoá đơn thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ. Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thuận tiện cho khách hàng khi đi công tác xa, nó được sử dụng rộng rãi ở các nơi công cộng: sân bay, bệnh viện để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán các khoản dịch vụ hoặc các khoản mua bán nhỏ. Tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch được thanh toán bằng thẻ hiện nay vẫn hạn chế do thói quen của người dân.

1.1.2.5. Các hình thức thanh toán hiện đại khác

- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Ngày nay các NHTM đã ứng dụng các công nghệ tin học trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng trực tuyến như: thanh toán cước phí điện thoại, nước sinh hoạt, tiền điện, thanh toán các hóa đơn mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng, chuyển tiền điện tử... Khi ngân hàng mở hoạt động thanh toán trực tuyến thì ngân hàng thay mặt cho khách hàng trả cho các nhà cung cấp dịch vụ một khoản tiền mà họ đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng của NHTM. Dịch vụ thanh toán trực tuyến thực hiện được là nhờ kết nối trực tuyến giữa các hệ thống phần mềm thanh toán của NHTM với hệ thống nhà cung cấp (các doanh nghiệp), do có kênh kết nối trực tuyến này nên NHTM thực hiện được các yêu cầu của khách hàng.

- Dịch vụ trả lương tự động

Hình thức này gắn liền với việc sử dụng tài khoản cá nhân tại NHTM và sử dụng thẻ thanh toán cùng với máy rút tiền tự động ATM.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử

Khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng về việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các thiết bị bảo mật để truy cập đến các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ này được ngân hàng đáp ứng dựa trên việc xử lý thông tin qua mạng Internet do ngân hàng hướng dẫn. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ điện tử như: thông tin tài khoản cá nhân, tỷ giá, lãi suất, chuyển tiền trong hệ thống, ngoài hệ thống, gửi tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w