Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 59 - 66)

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh

5. Kết cấu luận văn

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạ

tại ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ TTKDTM về số lượng

a. Chỉ tiêu số lượng và gia tăng số lượng dịch vụ TTKDTM

- Chỉ tiêu số lượng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại: Là chỉ tiêu cho biết số lượng các dịch vụ và tiện ích TTKDTM mà NHTM cung cấp đến khách hàng. Công thức tính như sau:

QDV = ∑qdv i

Trong đó: QDV là số lượng các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng qdv i làsố lượng dịch vụ TTKDTM loại i

- Chỉ tiêu gia tăng số lượng dịch vụ TTKDTM mặt: Chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng về lượng của các sản phẩm (phương thức) TTKDTM của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển các sản phẩm này hay không. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng các dịch vụ thanh toán qua các năm. Công thức xác định như sau:

∆QDV = QDV 1 - QDV 0

Trong đó : ∆QDV là số lượng dịch vụ TTKDTM tăng thêm

QDV 0 là số lượng dịch vụTTKDTM kỳ trước (năm trước) QDV 1 là số lượng dịch vụTTKDTM kỳ sau (năm sau)

Việc gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM

Mỗi loại dịch vụ ngân hàng có ưu nhược điểm riêng và hướng tới đáp ứng một số yêu cầu nhất định của khách hàng. Do đó sự phát triển dịch vụ phải được thể hiện qua số lượng loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích mà các NHTM cung ứng. Số lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ này.

Hệ thống TTKDTM tại một ngân hàng phát triển phải có sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay.

b. Chỉ tiêu số lượng và tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

- Chỉ tiêu số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM: Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã sử dụng một sản phẩm dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). Công thức tính như sau:

SKH = ∑S i .

Trong đó: SKH là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng S i là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM loại i

- Chỉ tiêu gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM: Chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng về lượng của khách hàng sử dụng các sản phẩm TTKDTM của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển khách hàng sử dụng các sản phẩm này hay không. Công thức xác định như sau:

∆SKH = S 1 - S 0

Trong đó: ∆SKH là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tăng thêm S 0 là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM kỳ trước (năm trước) S 1 là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM kỳ sau (năm sau) Việc gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM có ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM.

c. Chỉ tiêu số lượng và tăng lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại

- Chỉ tiêu số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tại NHTM: Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ TTKTDTM của một NHTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). Công thức tính như sau:

STK = ∑Stk i .

Trong đó: STK là số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán của ngân hàng Stk i là số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán loại i

Chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng trưởng khách hàng mở tài khoản thanh toán của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm TTKDTM hay không. Công thức xác định như sau:

∆STK = STK 1 - STK 0

Trong đó: ∆STK là số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tăng thêm STK 0 là số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán kỳ trước (năm trước) STK 1 là số lượng hàng mở tài khoản thanh toán kỳ sau (năm sau)

Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản qua các năm chúng ta sẽ nhận biết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào. Do TTKDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,… thông qua trung gian thanh toán là các Ngân hàng nên khi số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng trong Ngân hàng năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ TTKDTM đã được tăng lên.

d. Chỉ tiêu số lượng và tăng trưởng về doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM

- Chỉ tiêu doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM: Là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị doanh số TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). Doanh số TTKDTM là tổng số tiền giao dịch được khách hàng thực hiện tại ngân hàng thông qua các phương thức TTKDTM như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, và thẻ thanh toán... Công thức tính như sau:

DT = ∑dti.

Trong đó: DT là doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM của ngân hàng dt i là doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM loại i

Doanh số TTKDTM được đo bằng tổng doanh số của các phương tiện TTKDTM mà khách hàng sử dụng để giao dịch tại ngân hàng. Bởi vậy, doanh số của mỗi phương tiện TTKDTM có tác động trực tiếp đến sự phát triển hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó.

- Chỉ tiêu gia tăng về doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM: Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng trong hoạt động TTKDTM. Công thức tính như sau:

Trong đó:

∆DT là doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM tăng thêm

DT 0 là doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM kỳ trước (năm trước) DT 1 là doanh số thanh toán dịch vụ TTKDTM kỳ sau (năm sau)

Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn chứng tỏ hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó càng phát triển mạnh và ngược lại chỉ tiêu này có giá trị nhỏ cho thấy hoạt động TTKDTM diễn ra tại ngân hàng đó chưa được phát triển, từ đó mang lại mức lợi nhuận nhỏ hơn cho ngân hàng. Khi doanh số thanh toán qua tài khoản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm nhiều hơn tới các phương thức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Ngoài ra, doanh số thanh toán qua tài khoản tăng cũng phản ánh khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và tiện ích của các phương thức TTKDTM, cụ thể là họ sẽ không cần dùng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa (kể cả khi số tiền thanh toán là rất lớn), việc thanh toán này sẽ thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng, và điều này làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống.

Các NHTM luôn phải nỗ lực cố gắng để doanh số TTKDTM tăng đều qua các năm, và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để TTKDTM không những tăng về doanh số mà còn phải tăng số lượng tiền trên một giao dịch.

e. Chỉ tiêu thu nhập và tăng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM

- Chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM: Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền Ngân hàng thu được từ dịch vụ TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) như phí chuyển UNC, UNT, phí dịch vụ thẻ, phí phát hành L/C, …Công thức tính như sau:

TN = ∑tn i .

Trong đó: TN là thu nhập từ dịch vụ TTKDTM của ngân hàng tn i là thu nhập từ dịch vụ TTKDTM loại i

Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền Ngân hàng thu được từ hoạt động TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) là bao nhiêu qua đó đánh giá được mức độ sử dụng loại hình TTKDTM của khách hàng.

- Chỉ tiêu gia tăng về thu nhập từ dịch vụ TTKDTM: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng được tính bằng cách so sánh tổng thu nhập từ phí dịch vụ TTKDTM qua các năm. Công thức tính như sau:

∆TN = TN 1 - TN 0

Trong đó: ∆TN là thu nhập từ dịch vụ TTKDTM tăng thêm TN 0 là thu nhập từ dịch vụ TTKDTM kỳ trước (năm trước) TN 1 là thu nhập từ dịch vụ TTKDTM kỳ sau (năm sau)

Thông qua việc đánh giá thu nhập từ phí dịch vụ thanh toán qua các năm tăng giảm ra sao, có tăng trưởng mạnh hay không sẽ giúp Ngân hàng có những quyết định kinh doanh phù hợp.

- Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán: Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM, hiệu quả mà phương thức thanh toán này mang lại cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Các NHTM luôn nỗ lực để tăng thu nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán. Công thức tính như sau:

Tỷ trọng TTKDTM trong

hoạt động thanh toán =

Tổng khối lượng TTKDTM Tổng khối lượng thanh toán

qua ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển TTKDTM của một ngân hàng.

Đánh giá tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán tức là xem xét tỷ lệ (gồm cả giá trị tiền tệ và số món phát sinh) các phương thức TTKDTM trong tổng khối lượng thanh toán của một NHTM. Chúng ta biết rằng hoạt động thanh toán trong một ngân hàng bao gồm thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM. Nếu tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán là cao tức là khách hàng đã tiếp cận gần hơn với các phương thức TTKDTM của NHTM.

Để đạt được kết quả này các NHTM phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ mang tính tiện ích

cao cho khách hàng. Khi khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng ngày càng cao của TTKDTM sẽ giảm được lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. f. Chỉ tiêu phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ TTKDTM

Mạng lưới cung ứng cung ứng dịch vụ TTKDTM được thể hiện qua số lượng các phòng giao dịch, các thiết bị hỗ trợ như máy ATM và POS phục vụ cho hoạt động TTKDTM của ngân hàng qua các năm. Công thức tính như sau:

TVml = ∑ML i .

Trong đó:

TVML là số lượng thành viên mạng lưới dịch vụ TTKDTM của ngân hàng ML i là số lượng thành viên mạng lưới dịch vụ TTKDTM loại i

Việc bổ sung thêm thêm mạng lưới giao dịch sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt về chất lượng

a. Chỉ tiêu về thị phần và tăng thị phần dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại trên địa bàn hoạt động

- Chỉ tiêu thị phần dịch vụ TTKDTM: Thị phần dịch vụ TTKDTM là tỷ lệ % nắm giữ thị phần trong một đơn vị thời gian (thường là 1năm) của ngân hàng so với các NHTM hoặc một nhóm ngân hàng trên cùng địa bàn. Công thức tính như sau:

Thị phần dịch vụ TTKDTM của ngân hàng i = Tổng doanh số dịch vụ TTKDTM của ngân hàng i x 100 Tổng doanh số dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng

- Chỉ tiêu gia tăng về phần dịch vụ TTKDTM: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của việc phát triển dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng được tính bằng cách so sánh tỷ trọng doanh thu dịch vụ TTKDTM của ngân hàng qua các năm. Công thức tính như sau:

∆T = T 1 - T 0

Trong đó:

+ T 0 là thị phần dịch vụ TTKDTM của ngân hàng kỳ trước (năm trước) + T 1 là thị phần dịch vụ TTKDTM của ngân hàng kỳ sau (năm sau)

Thông qua việc đánh chỉ tiêu gia tăng về phần dịch vụ TTKDTM cho biết được vị trí của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ tăng lên hay giảm đi, giúp ngân hàng có phương hướng kinh doanh phù hợp.

b. Chỉ tiêu lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM

- Chỉ tiêu lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM: Là tổng số lợi nhuận thu được từ dịch vụ TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1năm) của ngân hàng. Công thức tính như sau:

P = ∑p i .

Trong đó: P là Tổng lợi nhuận từ cung ứng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng p i là lợi nhuận từ cung ứng dịch vụ TTKDTM loại i

- Chỉ tiêu gia tăng về nhuận từ dịch vụ TTKDTM: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của việc phát triển dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng được tính bằng cách so sánh nhuận thu được từ dịch vụ TTKDTM của ngân hàng qua các năm. Công thức tính như sau:

∆P = P 1 - P 0

Trong đó: ∆P là lợi nhuận từ cung ứng dịch vụ TTKDTM tăng thêm

P 0 là lợi nhuận từ cung ứng dịch vụ TTKDTM kỳ trước (năm trước) P 1 là lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM kỳ sau (năm sau)

Thông qua việc đánh giá tăng, giảm lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM qua các năm cho thấy giá trị của việc phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng có biện pháp khắc phục nếu lợi nhuận giảm sút và tiếp tục mở rộng phát triển nếu lợi nhuận tăng lên.

c. Gia tăng số lượng dịch vụ /1 khách hàng

Chỉ tiêu gia tăng số lượng dịch vụ/ 1 khách hàng: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng dịch vụ TTKDTM trên một khách hàng năm sau so với năm trước của ngân hàng. Nếu mỗi khách hàng sử dụng số lượng dịch vụ năm sau tăng lên so với năm trước thì kết quả là tốt.

d. Chỉ tiêu về tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt - Tỷ lệ về doanh số TTKDTM

Tỷ lệ doanh số TTKDTM là tỷ lệ % doanh số TTKDTM tại một thời điểm thời gian (thường là cuối năm) của khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM so với toàn bộ các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ doanh số TTKDTM của

ngân hàng =

Doanh số TTKDTM của ngân hàng

x 100 Doanh số thanh toán của ngân hàng

- Tỷ lệ về lợi nhuận TTKDTM

Tỷ lệ lợi nhuận TTKDTM là tỷ lệ % lợi nhuận thu được từ dịch vụ TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1năm) của dịch vụ TTKDTM so với toàn bộ lợi nhuận thu được của ngân hàng. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ lợi nhuận TTKDTM của

ngân hàng =

Lợi nhuận TTKDTM của ngân hàng

x 100 Tổng lợi nhuận của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w