- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh
5. Kết cấu luận văn
1.1.3. nghĩa phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng
hàng thương mại
Hiện nay, TTKDTM đã trở thành một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đó là nấc thang phát triển tất yếu của hoạt động thanh toán. Hoạt động TTKDTM với những phương tiện thanh toán như Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thẻ thanh toán, Thư tín dụng… có vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của các NHTM, của khách hàng trong nền kinh tế.
Theo tác giả Trần Phương Nga (2017), ý nghĩa TTKDTM thể hiện trên các khía cạnh sau:
Một là, đối với nền kinh tế: TTKDTM góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thanh toán vừa là khâu mở đầu và cũng vừa là khâu kết thúc của một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó nếu tổ chức tốt trong khâu thanh toán thì sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn giúp người bán thu hồi vốn nhanh để phục vụ tốt cho chu kỳ sản xuất sau, giúp người mua nhanh chóng có vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu để bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới.
Qua nghiệp vụ TTKDTM đã rút ngắn được thời gian thanh toán, tiết kiệm vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc tăng tỷ trọng TTKDTM làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong việc in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
NHNN thực hiện nhiệm vụ điều hoà, lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh toán giữa các Ngân hàng, nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
TTKDTM là một trong những dịch vụ chính của các NHTM trên cơ sở các quan hệ kinh tế - thương mại của khách hàng, gắn liền với quá trình khai thác và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng. Thông qua việc cung cấp dịch vụ TTKDTM cho khách hàng và nền kinh tế, các NHTM sẽ tăng thu nhập từ việc thu phí dịch vụ, từ đó tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững.
Mở rộng và phát triển dịch vụ TTKDTM mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Ngân hàng sẽ tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ngoài ra TTKDTM còn giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí kiểm đếm, bảo quản tiền mặt.
Thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, NHTM sẽ kiểm soát được tình hình biến động số dư tài khoản của khách hàng, đánh giá được khả năng tài chính, uy tín của khách hàng, từ đó sẽ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng trong quá trình tìm hiểu khách hàng, thẩm định và xét duyệt cho vay.
TTKDTM giúp điều hoà khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Do cơ chế thanh toán là một bộ phận của cơ chế lưu thông tiền tệ, nên TTKDTM gắn bó chặt chẽ với cơ chế điều hoà tiền mặt, làm tiết giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt trong ngân quỹ, làm cho hoạt động Ngân hàng được thông suốt, hoàn thiện chức năng trung gian thanh toán của NHTM.
Hoạt động TTKDTM hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại, kích thích các dịch vụ Ngân hàng khác cùng phát triển. Với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mang nhiều tiện ích như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến… sẽ thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với Ngân hàng.
- Ba là, đối với khách hàng:
Khai thác và sử dụng dịch vụ TTKDTM mang lại lợi ích kinh tế lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh; góp phần giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dịch vụ TTKDTM đảm bảo tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và bảo mật cho khách hàng khi sử dụng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càng cao, chỉ bằng một lệnh của một chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử, công nghệ online...
Sự đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán đã và đang được các NHTM cung cấp, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất.
Như vậy, TTKDTM không đơn thuần là việc chi trả tiền, mà hàm nghĩa rộng hơn là chuyển tải luồng vốn trong nền kinh tế từ nơi này đến nơi khác, hỗ trợ trực tiếp cho thị trường liên Ngân hàng và thị trường tài chính phát triển. Trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, khi mang thương mại quốc tế ngày càng mở rộng thì thanh toán không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia nữa mà tiến tới thanh toán đa phương.
Ở Việt Nam, sự phát triển của công nghệ điện tử, tin học trong công tác TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận chỗ đứng của thanh toán bằng tiền mặt mà phải có sự kết hợp khéo léo, sáng tạo, vận dụng những tiện ích của cả thanh toán sử dụng tiền mặt và TTKDTM trong từng trường hợp cụ thể. Từ đó phát triển kinh tế nước nhà ngày càng ổn định, bền vững và hưng thịnh hơn.